Tôi rất tâm đắc với bài viết "Huấn luyện con gái làm hết việc nhà",ụnữViệtkhổvìtiêuchuẩnkébóng đá quốc tế cũng như tư tưởng tiến bộ và rất cần thiết trong xã hội hiện đại của tác giả Hoàng Hôn. Bản thân tôi cũng đã và đang phải chứng kiến không ít trường hợp phụ nữ mệt mỏi, lao tâm khổ tứ khi phải gồng gánh từ việc trong nhà đến việc ngoài phố.
Nếu phụ nữ chỉ ở nhà nội trợ thì không được xã hội coi trọng, mà cuộc sống cũng dễ lâm cảnh ngột ngạt, tù túng về mặt kinh tế. Thế nên, phụ nữ vừa phải đi làm cả ngày, vừa quần quật việc nhà cửa, bếp núc, đến mức chẳng còn thời gian hay năng lượng cho bản thân. Ngược lại, nếu phụ nữ chỉ lo đi làm, không chăm lo nội trợ thì sẽ miệt mài hứng chịu "gạch đá", đám tiếu (trừ một số trường hợp may mắn lắm mới có người bạn đời thương yêu và thấu hiểu thật sự).
Nhiều người vì vậy chọn phương án chịu khổ cực để đi làm. Một mặt góp sức được vào kinh tế gia đình, sẽ không bị coi thường là "ăn bám". Mặt khác là cho bản thân có cơ hội tiếp xúc với xã hội bên ngoài, có thành tựu gì đó của riêng mình, chứ không chỉ quanh quẩn "bổn phận" làm mẹ, làm vợ (chưa nói đến làm dâu). Đương nhiên, đổi lại, họ sẽ rất mệt mỏi khi phải làm nhiều việc một lúc.
Các nhà Xã hội học đã khuyến cáo rằng xã hội nào trong tương lai càng tôn trọng người phụ nữ, để nam và nữ được phát triển tài năng và mưu cầu hạnh phúc đồng đều, thì xã hội đó càng hạnh phúc, văn minh, và hòa hợp. Tiếc rằng, đây lại là vấn đề chưa có được sự đồng cảm của nhiều người, dù ai cũng có mẹ và ít nhất một người phụ nữ mà họ yêu quý trong đời.
>> Phụ nữ Việt ám ảnh chồng bát đĩa khi đến nhà bạn trai
Thực tế, 300 năm trước, đa số các nơi trên thế giới đều có tư tưởng "phụ nữ sẽ không bao giờ được đi học đại trà như đàn ông". Vì định kiến dai dẳng đó mà Đại học Harvard của Mỹ cũng chỉ nhận sinh viên nữ đầu tiên vào năm 1975, dù phụ nữ đã xin nộp đơn vào trường hơn 100 năm trước đó. Nếu tự cổ chỉ kim, ai cũng nghĩ rằng tương lai cũng sẽ chỉ như bây giờ, thì chúng ta sẽ không có điện để thắp sáng, không có xe để chạy, châu Á sẽ vẫn còn như thời phong kiến, và phụ nữ bây giờ có khi cũng chẳng biết chữ.
Thế nhưng, chính là nhờ những người có suy nghĩ tiến bộ, dám mơ ước đến tương lai bình đẳng, mà xã hội ngày nay mới được phát triển, nhân loại mới ngày càng văn minh. Thế nên, chẳng có lý do gì để ngăn cản những mưu cầu đòi công bằng cho phụ nữ hiện đại.
Ba chữ "trách nhiệm giới" vô tình đòi hỏi người phụ nữ phải mang gánh nặng nhiều hơn trong việc "giữ lửa hôn nhân" so với nam giới. Nếu cứ phân chia rạch ròi "trách nhiệm giới" tức là còn mặc định chuyện nội trợ, chăm con là trách nhiệm của riêng người vợ. Đặc biệt, nó sẽ là tiêu chuẩn kép nếu lại đòi người phụ nữ cũng phải chia đôi trách nhiệm tài chính với chồng (vốn dĩ được cho là "vai trò giới" của người đàn ông).
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
顶: 4踩: 246
评论专区