Một dự án nhà ở mất ít nhất 247 ngày hoàn tất pháp lý
Thời gian qua,chêbdkq laliga vướng mắc về thủ tục pháp lý được xem là nguyên nhân chính dẫn đến nguồn cung dự án mới trên thị trường BĐS TP.HCM bị hạn chế. Để tháo gỡ các khó khăn trong việc thực hiện thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại, Sở Xây dựng TP.HCM vừa đưa ra quy trình thực hiện dự án nhà ở thương mại theo Luật Đầu tư và Luật Nhà ở.
Đối với nhà đầu tư chưa có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, theo Luật Đầu tư, Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất quy trình thực hiện gồm 4 bước như sau:
Tại bước thứ 4, thủ tục công nhân chủ đầu tư được tổ chuyên gia họp xem xét, đánh giá hồ sơ sau đó Sở Xây dựng tổng hợp và trình UBND TP.HCM ra quyết định. Tổng thời gian thực hiện là 22 ngày.
Chấp thuận đầu tư dự án thực hiện theo Nghị định 11/2013/NĐ-CP: Dự án quy mô nhỏ hơn 20ha thì Sở Xây dựng trình, UBND Thành phố ban hành quyết định trong 45 ngày. Dự án từ 20ha – 100ha, thời gian giải quyết hồ sơ trong 67 ngày. Còn dự án trên 100ha thì mất 79 ngày.
Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, cấp giấy phép xây dựng được thực hiện theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP tuỳ loại công trình. Dự án nhóm A (công trình cấp I, cấp đặc biệt) là 100 ngày. Dự án nhóm B (công trình cấp II và cấp II) 80 ngày. Dự án nhóm C là 65 ngày.
Đối với nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, theo Luật Nhà ở, Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất quy trình 4 bước và thời gian giải quyết hồ sơ dự kiến như sau:
Đề xuất quy trình thực hiện dự án nhà ở nói trên của Sở Xây dựng nhận được nhiều ý kiến phản biện, trong đó có Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA).
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho rằng, quy trình tại bước 4 cho nhà đầu tư chưa có quyền sử dụng đất ở hợp pháp không phù hợp quy định hiện hành, bất hợp lý và làm cho nhà đầu tư mất nhiều thời gian.
Như một dự án nhà ở thương mại nhóm A, công trình cấp I, quy mô dưới 20ha và vốn đầu tư dưới 5.000 tỷ đồng, từ khâu lập thủ tục hành chính quyết định chủ trương đầu tư đến thẩm định thiết kế phải mất 247 ngày làm việc.
“Thời gian này lại chưa bao gồm thời gian thực hiện 9 thủ tục tại Sở TN&MT, Sở Tài chính và Cục thuế Thành phố. Nhà đầu tư cũng không thể thực hiện song song các thủ tục mà phải nộp tiền sử dụng đất và hoàn tất nghĩa vụ tài chính trước, sau đó mới được làm các thủ tục còn lại”, Chủ tịch HoREA nói.
Chủ tịch HoREA đề xuất quy trình này thành 5 bước nhưng rút ngắn được thời gian cho doanh nghiệp:
Với quy trình cho nhà đầu tư có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, HoREA kiến nghị rút ngắn còn 3 bước:
Lãnh đạo Sở Xây dựng nói gì?
Đánh giá về nguồn cung nhà ở thời gian qua, ông Lê Trần Kiên – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, nguồn cung trên địa bàn thành phố bị sụt giảm suốt một thời gian dài. Đặc biệt, trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19 thì sự sụt giảm vẫn tiếp tục.
Theo ông Kiên, thống kê cho thấy nguồn cung nhà ở hiện nay không đáp ứng được nhu cầu. Để giải quyết tổng thể tình trạng này, Sở Xây dựng đang thực hiện đề án nhằm đảm bảo nhu cầu nhà ở cho 1 triệu dân tăng tại thành phố trong 5 năm tới. Đề án sẽ có các giải pháp về mặt thể chế, phối hợp cũng như đầu tư để kịp thời bổ sung về nguồn cung nhà ở.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM nói về trình tự pháp lý thực hiện dự án nhà ở. |
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh BĐS trong việc thực hiện thủ tục pháp lý dự án, Sở Xây dựng đã xây dựng trình tự thủ tục pháp lý thực hiện dự án nhà ở theo Luật Đầu tư và Luật Nhà ở.
Lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, theo quy định của pháp luật nói chung thì không có một quy định nào phải đi xây dựng một quy trình như vậy.
“Từ trước đến nay, doanh nghiệp khi thực hiện dự án đụng tới bước quy định tại thủ tục nào thì liên hệ với các sở ngành chuyên môn để xử lý. Sở nhận thấy phải xây dựng lại quy trình chuẩn để doanh nghiệp và cơ quan chuyên môn xử lý hồ sơ nắm được.
Trên phương án tạm gọi là gần cuối, sở đã đề xuất quy trình có thể gọi 4 bước hay 5 bước cũng được, chỉ rõ từng bước thủ tục thuộc trách nhiệm của sở ngành nào? Thời gian xử lý thủ tục bao lâu?
Dựa trên đề xuất của Sở Xây dựng, UBND Thành phố đã giao các sở ngành có ý kiến thêm một lần nữa. Hiện chúng tôi đã nhận được những kiến nghị của Hiệp hội BĐS Thành phố và đang chờ ý kiến của các sở ngành liên quan. Sau đó sẽ có báo cáo để UBND tổ chức họp, lắng nghe các ý kiến”, Phó Giám đốc Sở Xây dựng nói và cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị tháo gỡ những chồng chéo giữa các quy định pháp luật.
Ông Nguyễn Trọng Ninh - Cục trưởng Cục quản lý Nhà và Thị trường BĐS nói về vướng mắc, chồng chéo của các quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh BĐS. |
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Trọng Ninh – Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng đánh giá, nguồn cung nhà ở nửa đầu năm 2020 sụt giảm.
“Nguyên nhân không chỉ do dịch Covid-19 mà dấu hiệu sụt giảm kéo dài từ năm 2019. Đó là vần đề vướng mắc về thể chế, có sự chồng chéo, chưa rõ ràng về pháp luật. Giá nhà ở thời gian qua không có biến động nhiều do nguồn cung giảm”, ông Ninh cho biết.
Theo ông Ninh, đầu năm 2020 có nhiều chính sách được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Giải pháp quan trọng nhất của Nhà nước vẫn là tháo gỡ những “điểm nghẽn” về thể chế, vấn đề được nói nhiều vài năm nay là “đất công xen kẹt” đã được đề xuất trong dự thảo nghị định sửa đổi các nghị định hướng dẫn Luật Đất đai.
Điểm nghẽn thứ hai liên quan đến khái niệm quyền sử dụng đất hay đất ở. TP.HCM là địa phương đầu tiên phản ánh từ năm 2016. Cho đến nay, vấn đề này đã được đưa vào dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi.
“Nghị định 100/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội sau 4 năm triển khai đã bộc lộ nhiều bất cập. Trong Nghị quyết 41 của Chính phủ vào tháng 3/2020 đã giao Bộ Xây dựng gấp rút sửa nghị định này. Dự kiến sẽ sửa 5 vấn đề lớn như bố trí quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội, lựa chọn nhà đầu tư, ưu đãi cho nhà đầu tư, quản lý nguồn vốn vay và cắt giảm một số thủ tục hành chính”, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường BĐS chia sẻ.
Về quy trình thực hiện dự án nhà ở thương mại, ông Ninh cho biết trách nhiệm ban hành thuộc về địa phương.
"Thực tế cho thấy hiện nay chúng ta cần một quy trình chuẩn trong việc thực hiện triển khai dự án. Về thủ tục hành chính chủ yếu là trách nhiệm của thành phố. Thành phố xây dựng căn cứ theo quy định của luật và nghị định hiện hành. Nếu có vấn đề gì vướng mắc thì xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan. Nếu TP thống nhất được theo đúng quy định của pháp luật thì TP cứ thực hiện" - ông Ninh nói.
Trong khi đó ông Lê Hoàng Châu cho rằng, cần phải đưa ra một quy trình chuẩn cho việc thực hiện dự án bởi vướng mắc này không chỉ ở riêng TP.HCM mà còn ở rất nhiều địa phương trong cả nước.
"Từ thực tế vướng mắc hiện nay chúng tôi cũng đã có đề nghị với Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp cùng các Bộ ra một quy trình chuẩn vì vướng mắc này không chỉ ở TP.HCM mà các tỉnh thành đều vướng" - ông Châu nói.
UBND TP.HCM "thúc" các Sở có ý kiến Liên quan đến việc xây dựng quy trình thực hiện dự án nhà ở thương mại, cuối tháng 5 vừa qua, UBND TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi các Sở, ngành trong đó đề nghị Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải khẩn trương rà soát, có ý kiến bằng văn bản đối với dự thảo quy trình thực hiện dự án nhà ở thương mại nêu trên của Sở Xây dựng, gửi Sở Xây dựng để tổng hợp trình UBND TP xem xét, quyết định. |
Nhận định chung của các chuyên gia cũng như đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh BĐS, không phải đến khi dịch Covid-19 bùng phát mà thị trường BĐS đã có dấu hiệu “thoi thóp” từ trước.
相关文章:
相关推荐:
0.4323s , 6643.4375 kb
Copyright © 2025 Powered by Quy trình pháp lý dự án tại TP.HCM bị “chê” kéo dài tới 247 ngày_bdkq laliga,PhongThuyBet