Dạy cách bảo vệ bản thân là điều mà cha mẹ cần phải lưu tâm,điềuchamẹnêndạytrẻtừ–tuổiđểtránhxâmhạitìnhdụcúp quốc gia italia bồi dưỡng cho trẻ qua các năm.
Dưới đây là 10 điều mà các chuyên gia giáo dục cho rằng cha mẹ nên dạy trẻ từ 5-12 tuổi để trẻ biết cách bảo vệ mình, tránh các mối nguy về xâm hại tình dục.
1. Để trẻ hiểu rằng, sự thay đổi của cơ thể theo năm tháng là hoàn toàn tự nhiênnhưng đôi khi sẽ khiến con bối rối. Hãy giải thích cho con hiểu mọi thứ, từ cách con thay răng, nổi mụn, mọc lông mu, đến những chủ đề tế nhị khác.
Hãy dùng tri thức khoa học để giải thích, đi thẳng vào vấn đề và trả lời tất cả các câu hỏi của con. Đừng xấu hổ cũng đừng lảng tránh. Nếu bạn cảm thấy xấu hổ khi trao đổi một chủ đề tế nhị với con thì hãy thực tập với bản thân hoặc với vợ/chồng bạn cho đến khi hết xấu hổ thì nói với con.
2. Khuyến khích trẻ chia sẻ về cảm xúc của chúng, chúng thích gì và không thích gì? Con có thích bị cù không? Con có thích bị chóng mặt không? Điều gì sẽ khiến con cảm thấy không thoải mái? Điều gì khiến con mệt mỏi? Hoặc khi trẻ khác đánh con, con cảm thấy thế nào? Hãy dành thời gian lắng nghe những chia sẻ cảm xúc của con.
3. Luôn nhắc để trẻ hiểu rằng mọi thứ con đang trải qua đều rất tự nhiên,tất cả mọi người đều trải qua những điều đó trong quá trình trở thành người lớn.
Nếu bạn cảm thấy xấu hổ khi trao đổi một chủ đề tế nhị với con thì hãy thực tập với bản thân hoặc với vợ/chồng bạn cho đến khi hết xấu hổ thì nói với con. |
4. Dạy trẻ cách sử dụng từ ngữ an toàn trong khi chơi đùa và giúp các bạn của chúng cũng như thế.
Điều này rất cần thiết bởi rất nhiều trẻ thích cuộn mình trong thế giới riêng của chúng như chơi trò chơi trận giả, sẽ có cảnh bắt giữ ai đó, hoặc nghĩ ra một vở kịch mà các nhân vật sẽ tranh cãi với nhau.
Ở tuổi này, nói “không” là một phần của trò chơi, vì thế chúng cần phải biết dùng từ này để ngừng mọi hành động lại. Có thể sử dụng từ khác để thay thế miễn sao tụi trẻ cảm thấy thoải mái.
5. Dạy trẻ biết ngừng lại một lúc trong lúc chơi để kiểm tra xem các bạn khác như thế nào.Nên thường xuyên dừng lại xem xét xung quanh để chắc chắn rằng các bạn cùng chơi đều ổn.
6. Khuyến khích trẻ quan sát, để ý nét mặt của các bạn khác trong lúc chơiđể chắc chắn rằng tất cả mọi người đều thoải mái, hứng thú với trò chơi.
7. Giúp trẻ lý giải những điều bất bình chúng chứng kiến khi chơi ở sân với các bạn.Hỏi trẻ xem liệu chúng có thể làm gì để giúp các bạn khác. Chơi trò tua lại trí nhớ khi trẻ về nhà, để trẻ kể cho bạn nghe những hành động bắt nạt mà chúng thấy ở sân chơi.
“Con đã kể với mẹ một câu chuyện rất hệ trọng về việc bạn của con bị đánh. Mẹ biết là con rất sợ khi chứng kiến cảnh đó. Nếu lại tiếp tục chứng kiến cảnh đó, con nghĩ xem mình có thể làm gì để giúp bạn mình?”. Hãy vận dụng tất cả kinh nghiệm của bản thân để dạy trẻ cách xử trí trong hoàn cảnh này. Để trẻ thấy sự nhiệt tình, chân thành và sẵn sàng lắng nghe của bạn để trẻ tiếp tục chia sẻ những tình huống tương tự như này với bạn.
Giải thích cho trẻ hiểu rằng các sự lựa chọn của chúng tác động đến những người khác như thế nào và chỉ cho con biết khi nào cần lên tiếng, giúp đỡ người khác. |
8. Đừng trêu con với bạn khác giới hay khi con cãi nhau với bạn.Hãy tôn trọng mọi cảm xúc của con. Nếu tình bạn của con với ai đó đổ vỡ thì đừng nhắc đến nó. Bạn có thể hỏi con các câu hỏi mở như “Tình bạn của con với Sarah thế nào rồi” và chuẩn bị sẵn tâm lý việc con sẽ nói hoặc không nói với bạn chuyện đó.
9. Dạy trẻ hiểu rằng thái độ của chúng sẽ ảnh hưởng đến người khác.Bạn có thể dùng nhiều cách khách nhau để dạy con về điều này. Như bảo con quan sát phản ứng của mọi người khi bị làm ồn hay chứng kiến việc xả rác bừa bãi. Hỏi con xem điều gì sẽ diễn ra sau đó? Rằng có phải ai đó sẽ ra dọn sạch chỗ rác đó? Ai đó sẽ cảm thấy sợ hãi? Giải thích cho trẻ hiểu rằng các sự lựa chọn của chúng tác động đến những người khác như thế nào và chỉ cho con biết khi nào cần lên tiếng.
10. Dạy trẻ cách tìm kiếm các cơ hội để giúp đỡ người khác.Liệu con có thể giữ trật tự để không làm phiền người khác đang đọc sách trên xe bus. Liệu con có sẵn sàng giúp người khác mang đồ gì đó hoặc mở cửa giúp ai đó khi cần? Tất cả những điều này sẽ giúp trẻ ý thức được việc giúp đỡ người khác và giúp trẻ tránh xa những hành động xấu.
Kim Minh(Theo Huffingtonpost)