Hơn 1 năm Cầu Hà Tân bắc qua sông Bàn Thạch (Quảng Nam) bị xuống cấp,ọcsinhliềumìnhquacầusụtlúnchờsậkq bong da duc sụt lún gần nửa mét, bề mặt uốn lượn. Dù chính quyền địa phương làm cầu tạm bằng gỗ, nhưng hằng ngày vẫn có hàng trăm lượt người và học sinh liều mình qua cầu. Cầu Hà Tân dài 300m với 18 nhịp là cây cầu độc đạo để người và phương tiện của 5 thôn (thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) liên thông với các xã khác của huyện. Cầu được đưa vào sử dụng từ năm 1994, nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Do lượng người và phương tiện qua cầu nhiều, 5 năm trước, nhịp cầu thứ 3 đã bị sụt lún. Tháng 10/2017, do xe tải đi qua cầu khiến nhịp số 8, nằm giữa cầu bị lún gần nữa mét. Cách đó khoảng 40m, nhịp số 3 lún xuống lòng sông khoảng 35cm. Bề mặt cầu uốn lượn, đứt gãy nhiều đoạn lan can. Phía dưới nước mênh mông, sâu gần 10 mét. Ngoài ra, móng cầu ở phía thôn Hà Mỹ (xã Duy Vinh) xuất hiện một số vết nứt, các mảng bê tông bị sập. Đặc biệt sau trận lụt ngày 4-9/11/2017, cả hai nhịp cầu tiếp tục sụt lún, nhịp số 8 sụt lún thêm 15cm. Sáng 4/10, theo ghi nhận của Vietnamnet, dù chính quyền địa phương đã đổ 2 lớp bê tông cao 0,5m và đặt biển cấm qua cầu ở 2 múi cầu. Tuy nhiên, vẫn có hàng trăm lượt người dân cùng phương tiện là xe đạp liều mình qua cầu. Đặc biệt, mỗi ngày vẫn có hàng chục lượt học sinh của trường cấp 2 Duy Vinh, bất chấp nguy hiểm qua cầu Hà Tân để đến trường. Em Trần Thị Trúc L. (học sinh lớp 7, trường THCS Duy Vinh) cho biết, dù biết qua cầu Hà Tân quá nguy hiểm do cầu sụp lún, nhưng đi trên cầu này vẫn an toàn hơn cầu gỗ tạm gần đó. “Gió to khiến việc đạp xe của bọn em khá khó khăn, cầu gỗ lung lay và không chắc chắn nên chúng em không dám qua cầu. Đã có bạn, khi đạp xe đến trường gần rơi xuống sông do gió to”, em L. cho hay. Cách đó chừng 100m, cầu tạm bằng gỗ được UBND huyện Duy Xuyên xây dựng gần nửa tỷ đồng, cầu rộng 2,5m, dài 200m. Nhằm phục vụ việc đi lại tạm thời của 13.000 người dân địa phương. Do nhu cầu tham gia giao thông quá cao, cầu tạm đưa vào sử dụng chưa tới một năm nhưng bề mặt đã bong tróc lớp gỗ. Theo Chủ tịch UBND xã Duy Vinh Nguyễn Sáu, cầu Hà Tân đã có chủ trương xây dựng do UBND huyện làm chủ đầu tư. Nhưng do việc điều chỉnh lại thiết kế khiến việc cầu bị chậm trễ xây dựng. Địa phương cũng đang gặp khó trong vấn đề giải quyết nhu cầu đi lại cho người dân, đặc biệt mùa mưa lũ gần đến. "Thời gian sắp đến, chúng tôi sẽ tháo dỡ cầu gỗ vì mực nước sông dâng cao khiến cầu này sẽ bị cuốn trôi. Chúng tôi đã trình UBND huyện phương án xây băng qua cầu Hà Tân đoạn sụp lún, nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân trong mùa mưa lũ. Chúng tôi sẽ dùng sắt hoặc gỗ xây thành mặt cầu tạm qua đoạn sụt lún chữ V, và có lực lượng chức năng đứng đảm bảo an toàn. Bởi phương án đưa đò qua sông là không khả thi và khá nguy hiểm cho người dân”, ông Sáu cho hay. Ông Đặng Hữu Phúc, GĐ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Duy Xuyên cho biết, cầu Hà Tân dự kiến xây dựng trong tháng 8/2018. Nhưng do liên tục thay đổi chủ trương từ sửa chữa, sang đầu tư xây dựng mới, thay đổi thiết kế và kinh phí xây cầu nên đến nay vẫn chưa khởi công. “Tỉnh đã thống nhất đầu tư xây dựng mới cầu Hà Tân. Từ chủ trương đó, huyện đã lập thủ tục, tiến hành khảo sát đo đếm đầy đủ. Tỉnh đã đồng ý phương án xây dựng mới cầu Hà Tân hơn 75 tỷ đồng. Nếu được hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, dự kiến tháng 1/2019, sẽ khởi công xây dựng cầu và nếu thuận lợi sẽ thông xe trước mùa mưa bão năm 2019”, ông Phúc cho hay. Lê Bằng Cầu Hà Tân sụt lún nhịp cầu số 3 và số 5 hơn nữa mét, khiến bề mặt cầu uốn lượn, đứt gãy nhiều đoạn lan can Xã Duy Vinh đã xây 2 lớp bê tông cao 0.5m và đặt biển báo cấm người dân qua cầu Bất chấp nguy hiểm, hằng ngày có hàng trăm lượt người đi qua cầu Hàng chục lượt học sinh băng qua cầu bất chấp nguy hiểm để đến trường Nhiều chục học sinh trường THCS Duy Vinh leo qua lớp bê tông để đi qua cầu Các em học sinh giúp nhau di chuyển xe đạp qua dải bê tông UBND huyện Duy Xuyên đầu tư gần nữa tỷ đồng xây cầu tạm bằng gỗ cho người dân đi lại Xã Duy Vinh đã trình phương án xây mặt cầu tạm lên đoạn sụt lún cầu Hà Tân cho người dân đi lại trong mùa mưa lũ