Nhiều khách hàng mua căn hộ tầng 2,ưNamXaLaChủđầutưcốýlừangườinghèti so koln 3 và tầng KT chung cư Nam Xa La đang đứng trước nguy cơ mất trắng nhà vì mua phải tầng dịch vụ và ký vào một bản hợp đồng "kỳ lạ".
Như báo điện tử VTC Newsđã phản ánh, hàng trăm hộ dân sống tại chung cư Nam Xa La (phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) đang như "ngồi trên đống lửa" khi đứng trước nguy cơ có thể mất nhà bất cứ lúc nào.
Phản ánh với VTC News, hàng trăm cư dân sống tại chung cư Nam Xa La bức xúc cho biết, dù khu vực tầng 2,3, KT không được phê duyệt thiết kế làm căn hộ nhưng chủ đầu tư dự án vẫn cố tình chia nhỏ thành các căn hộ để bán cho người dân.
Chung cư Nam Xa La bị người dân tố nhiều sai phạm. (Ảnh: Ngọc Vy) |
Anh C., người dân khu chung cư CT2, Nam Xa La cho biết, gia đình anh mua nhà từ tháng 1/2016, đến nay đã ở được hơn nửa năm rồi nhưng anh không hề biết, căn hộ anh mua lại thuộc tầng dịch vụ (tầng không được phép chia căn hộ để bán).
Chỉ đến khi không làm được giấy tạm trú, tạm vắng, anh C. mới biết mình bị lừa.
Đặc biệt, hầu hết các hộ dân mua 3 tầng này đều khẳng định là căn nhà họ đang ở là sở hữu của họ, tức là khi được giới thiệu mua, các nhân viên sàn đều khẳng định là đây là mua bán căn hộ.
Tuy nhiên, hợp đồng mà chủ đầu tư và khách hàng ký kết lại là "Hợp đồng nhượng quyền sử dụng tài sản".
Theo luật sư Bùi Quang Hưng, việc ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản nhưng tài sản đó được sử dụng không đúng mục đích thì vẫn sai luật.
Ngoài ra, thực chất bản hợp đồng mà Cty Phúc Hà (chủ đầu tư) ký với khách hàng là hợp đồng mua bán căn hộ, chứ không phải là Hợp đồng cho thuê như theo mục đích đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho Dự án này.
Tại Điều 5 của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản nêu trên quy định về quyền và nghĩa vụ của bên B (bên nhận nhượng quyền) có nêu: “Bên nhận chuyển nhượng được quyền tự do nhượng quyền sử dụng của mình cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật. Kể từ ngày ban giao với tư cách là người sử dụng, Bên B sẽ tự mình hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với diện tích nhượng quyền và tuân thủ Nội quy quản lý sử dụng Tòa nhà của chủ đầu tư và của Ban quản lý tòa nhà; Tự chịu trách nhiệm về các hư hại của diện tích đã được bàn giao. Không được tác động làm thay đổi kết cấu, thay đổi mặt ngoài của tòa nhà. Trong trường hợp cơ quan nhà nước có chủ trương làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, bên B có trách nhiệm nộp các khoản thuế, phí theo quy định cùng với Bên A hoàn thiện hồ sơ theo quy định.”
Như vậy, bên nhận chuyển nhượng không chỉ có quyền sử dụng mà còn có quyền sở hữu và định định đoạt với tài sản chuyển nhượng. Như vậy, thực chất bên nhận chuyển nhượng chính là người mua căn hộ.
"Như vậy, thực chất bản hợp đồng này là hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, chủ đầu tư lại bán một sản phẩm không có, tức là một hình thức lừa đảo khách hàng", luật sư Bùi Quang Hưng phân tích.
Dự án chung cư Nam Xa La do công ty CTCP Đầu Tư Kinh doanh và phát triển hạ tầng KCN Phúc Hà và Công ty CP Đầu tư tư vấn và xây dựng Việt Nam (Vinaconi) làm chủ đầu tư. Việc chủ đầu tư này cố tình ký 1 bản hợp đồng "kỳ lạ" đã vô tình đặt người dân vào tình thế có thể mất trắng căn hộ bất cứ lúc nào.
"Chúng tôi đều là những người nghèo, tiền tích góp cả đời mới mua được 1 căn hộ. Chúng tôi tin vào uy tín của chủ đầu tư Phúc Hà nên mới quyết định mua nhà tại dự án này, ai ngờ giờ ngay cả tạm trú tạm vắng chúng tôi cũng không làm được", một khách hàng nhăn nhó cho biết.
Theo VTC News
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)