Trao đổi với VietNamNet,ẽcótrườngđạihọctrongTrườngĐHKhoahọcxãhộivàNhânvăkq barca bà Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho hay đơn vị đang hoàn thiện đề án để trình lên Hội đồng ĐH Quốc gia TP.HCM phê duyệt vào tháng 7 tới.
Theo đó Trường Giáo dục và Trường ngoại ngữ sẽ được thành lập trên cơ sở hai khoa hiện có là Khoa Giáo dục học và Khoa Ngoại ngữ.
Sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TP.HCM (Ảnh: Trần Nam) |
“Hiện tại, 2 khoa này vẫn tuyển sinh bình thường sau này khi chuyển cơ cấu là thành 2 trường thì quy mô hơn lớn”- bà Lan cho biết.
Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho hay, việc thành lập 2 trường sẽ hiện theo đúng tinh thần của Luật Giáo dục ĐH sửa đổi được áp dụng từ tháng 7 tới.
Theo Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, được Chính phủ ban hành lấy ý kiến tới ngày 20/5, điều kiện thành lập trường thuộc cơ sở giáo dục đại học có tối thiểu 5 ngành thuộc cùng một nhóm ngành đào tạo từ trình độ đại học trở lên, trong đó, có tối thiểu 3 ngành đang đào tạo đến trình độ tiến sỹ, đã cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh tốt nghiệp; Có quy mô đào tạo từ 3.000 người học trở lên; Có quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường thuộc cơ sở giáo dục đại học.
Hồ sơ thành lập trường thuộc cơ sở giáo dục đại học gồm: đề án thành lập nêu rõ sự cần thiết thành lập trường, giải pháp thực hiện đề án; các minh chứng về điều kiện thành lập trường, văn bản đồng ý của cơ quan trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục.
Hội đồng trường của cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và ra quyết định thành lập trường thuộc cơ sở giáo dục đại học.
Lê Huyền
顶: 9踩: 1344
评论专区