Trong một thời gian dài,ímậtvềhoạtđộngcủaCIAởPhilippinestrướcđâbóng da wap thủ đô Manila là một trạm quan trọng của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) phụ trách toàn bộ châu Á. CIA không chỉ có trong phái bộ ngoại giao Mỹ, mà còn ở bất kỳ ở đâu xuất hiện các tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ như Coca Cola, Ford, Citicorp, United Fruit, Nikes... Vỏ bọc của họ rất đa dạng, từ nhân viên ngoại giao tới nhà buôn của một công ty đa quốc gia, phóng viên báo chí… CIA ở Philippines từng hoạt động phối hợp với nhiều trạm nghiệp vụ thuộc Cục Tình báo Bộ Quốc phòng (DIA) ở Đông Dương và Hoa Nam. Cơ cấu phối hợp CIA/DIA này được gọi là Cục Cảnh báo chiến lược, có trụ sở ngay tại Lầu Năm góc và đã chỉ đạo thực hiện nhiều hoạt động ngầm ở các nước châu Á. Vào đầu những năm 1950, Manila là trung tâm cho các hoạt động của Công ty Hàng không xuyên Á, một chân rết của CIA. Kết hợp với một số công ty khác thuộc CIA như Công ty Vận tải dân sự, Công ty Cung ứng tàu biển và Công ty Doanh nghiệp phương Tây, CIA đã sử dụng Công ty Hàng không xuyên Á làm bình phong để tuyển nhân viên cho hoạt động thâm nhập Trung Quốc. Cũng trong hoạt động nhằm vào Trung Quốc, từ trước những năm 1970, tại căn cứ hải quân Subic, CIA đã xây dựng một “cơ ngơi” gồm gần 100 toà nhà hiện đại và một kho chứa hàng lớn. Từ giữa những năm 1950, các căn cứ Mỹ ở Philippines phục vụ như sở chỉ huy cho ”chiến dịch tình anh em” ở Đông Dương dưới sự chỉ đạo của các Đại tá CIA Edward Lansdale và Lucien Conein. Năm 1965, trạm CIA ở Manila đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện ở Indonesia. Khi đó, CIA đã dùng máy bay C-130 của không quân Mỹ từ căn cứ Clac để đưa vào Jakarta nhiều máy vô tuyến điện cơ động hiện đại nhất. Dưới sự giám sát trực tiếp của William Colby- lúc đó là Trưởng chi nhánh CIA ở Viễn Đông chịu trách nhiệm về chiến lược ngầm của Mỹ ở châu Á, CIA đã cung cấp và phân phối những máy thông tin tinh vi này cho Tổng hành dinh Kostrad của tướng Suharto. Điệp báo CIA ở Manila đã đóng góp những thông tin quan trọng vào nhiều thời điểm quan trọng. Ngày 17/9/1972, một điệp viên CIA ở Philippines nằm trong giới thân cận với Tổng thống Ferdinand Marcos báo cáo rằng ông này có kế hoạch công bố thiết quân luật vào ngày 27/9/1972. Trạm Manila cũng nhận được một bản sao Thông báo 1081, nêu việc thực hiện thiết quân luật toàn quốc. Năm 1982, qua một nhân viên cao cấp của Cơ quan nhập cư, CIA đã tìm ra hai bác sĩ chữa bệnh cho Marcos, do đó nắm chắc được tình hình sức khoẻ của ông này để có đối sách thích hợp. Hoạt động của CIA ở trạm Manila chưa bao giờ giới hạn ở thu thập tin. Đó chỉ là một phần trong chiến lược tấn công nhằm vô hiệu hóa và phá mọi tổ chức, cá nhân hoặc hoạt động mà họ cho là đe doạ sự ổn định và sức mạnh của Mỹ. Ví như, CIA đã vạch kế hoạch ám sát Thượng nghị sĩ Claro M. Rector vì ông này chống lại việc Mỹ duy trì căn cứ ở Philippines. Rector chết vì một “cơn đau tim” tại Rome (Italia), sau khi có chuyến đi công việc với hai người gốc Kavkaz. Cũng trong thời gian này, CIA bí mật đỡ đầu nhiều trung tâm huấn luyện như Trường tác chiến chống lật đổ, Trung tâm chống du kích-tâm lý chiến ở ngoại ô Manila. Vào cuối năm 1980, CIA còn cử tướng John Siclov dưới bình phong đi tìm kho báu ở Philippines, phối hợp chặt chẽ với trạm tình báo Manila tổ chức chiến dịch truy quét quy mô lớn nhằm vào các nhóm cộng sản trên khắp đất nước Philippines. Năm 1991, CIA để mất Trạm thông tin liên lạc lớn tại căn cứ không quân Clac (thực chất là trạm tiếp sóng khu vực), sau khi Thượng viện Philippines bác bỏ đề nghị về Hiệp ước tiếp tục duy trì căn cứ tại đây. Tiếp đó, việc Mỹ buộc phải rút khỏi các căn cứ ở Philippines năm 1992 cũng gây thiệt hại cho hệ thống hạ tầng của CIA ở đây. Tuy vậy, CIA vẫn tiếp tục giữ lại Trung tâm hoạt động khu vực (Regional Service Center- RSC). Nằm trên đại lộ Rosat (Manila), cách sứ quán Mỹ chừng 2km về phía nam, RSC có vỏ bọc là cơ sở của Cơ quan Thông tin Mỹ (USIS) mà trước đây là Cục Thông tin quốc tế Mỹ. Cơ sở in ấn cực kỳ hiện đại này hoạt động với chức năng cơ quan tuyên truyền mật của CIA. Nó có khả năng phát hành một số lượng lớn tạp chí in ốp-sét màu chất lượng cao, in truyền đơn bằng 14 thứ ngôn ngữ châu Á. >>> Đọc tin an ninh thế giới trên VietNamNet Nguyên Phong Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cảnh báo Nga về các hậu quả nếu Moscow bị phát hiện liên quan đến những tổn thương thần kinh bí ẩn, gọi chung là "hội chứng Havana" ở các nhà ngoại giao Mỹ.Ảnh: CIA CIA cảnh báo Nga về 'hậu quả' nếu liên quan tới hội chứng Havana