Những ngày qua,ữasánggiữarừngtạimộttrườngmầmnonởĐứkết quả giải vô địch châu âu câu chuyện “bữa ăn lèo tèo” thu 70 nghìn/ ngày của một trường mầm non tại Hà Nội gây xôn xao dư luận. Ở độ tuổi mầm non, chế độ dinh dưỡng cho trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. VietNamNet xin giới thiệu bài viết của chị Nguyễn Thúy Uyên Phương (Chuyên gia giáo dục, ở TP.HCM) về một bữa ăn của trẻ mầm non ở Đức.
5 năm trước, tôi có cơ hội tham dự một ngày học của trẻ mầm non tại Trường Mẫu giáo Robinhood (Đức) để quan sát đời sống của trẻ em bên đó thế nào.
Bữa sáng, cả trường cùng đi vào rừng. Mỗi bé sẽ tự mang theo bữa sáng. Các hộp đồ ăn do trẻ mang đi khá giản dị, thường chỉ có vài lát bánh mì và dưa leo/cà chua/ cà rốt.
Trước khi ăn, giáo viên mang ra một chiếc đĩa để ở giữa vòng tròn, gọi là “bữa ăn chung”. Các bé sẽ lấy một ít từ phần mang theo để góp vào đĩa chung ấy. Sau đó, một bạn sẽ bê “bữa ăn chung” đi quanh vòng tròn mời các bạn chọn món.
Hầu hết các bé đều hào hứng với món ăn từ đĩa chung hơn những món mình mang theo. Đây quả thực là một cách rất hay để khuyến khích trẻ ăn thử những món mới.
Đến bữa trưa, cả lớp quay về trường. Bàn ăn được xếp thành một dãy giữa phòng. Bữa trưa hôm đó gồm có nui sốt nấm và một cốc nước trái cây.
Trường không chia sẵn các suất ăn cho học sinh mà mỗi bạn sẽ được phát một chiếc đĩa, được cô giáo múc theo từng lượt.
Trong lượt đầu tiên, cô giáo chỉ múc một muỗng lớn. Bạn nào muốn ăn thêm sẽ giơ tay để cô biết và múc thêm. Theo lời hiệu trưởng, việc chia như vậy sẽ không làm lãng phí thức ăn và các bé được ăn theo nhu cầu.
Hầu hết các bé đều ăn 2 lượt, một số ít ăn 3 lượt và chỉ có duy nhất một bạn ăn 1 lượt.
Một điều đặc biệt, trường không có bữa xế hay bữa giữa nào cả, cũng không cho trẻ uống dặm thêm sữa, chỉ có vỏn vẹn bữa sáng và trưa. Vì trẻ vận động rất nhiều do sáng nào cũng vác balo vào rừng đến trưa, nên khi đến bữa ăn, các bé thường ăn rất tự giác và nhanh gọn, không cần giáo viên phải đốc thúc hay ép ăn khổ sở. Sau khi ăn xong, trẻ cũng phải tự lau dọn bàn ăn của mình.
Điều khiến tôi rất ấn tượng là ngày hôm ấy, có hai phụ huynh cũng tham gia phụ bếp và chia đồ ăn cho các bé.
Ở Đức, hoạt động này gọi là “Parent Service”. Phụ huynh cần dành ra một ngày/tháng để tham gia hoạt động cùng trường và các con. Đây là cách để phụ huynh tham gia cùng kiến tạo, giám sát và hỗ trợ cho trường học.
Một phụ huynh tâm sự với tôi rằng, nhờ hoạt động này, chị mới biết con mình thích ăn một món mà bản thân chị không hề biết trước đó.
Từ câu chuyện bữa ăn ở Đức, ngẫm tới chuyện bữa ăn đang là chủ đề “nóng” những ngày qua. Mấy hôm trước, tình cờ xem được clip cô giáo dọa để trẻ ăn, là người lớn tôi còn thấy sợ. Tôi tự hỏi, sao chuyện ăn của trẻ Việt Nam bao năm qua vẫn khổ sở thế?