Ngày này,àychiếnthắkawasaki – marinos 70 năm trước, hàng trăm triệu người đã trào nước mắt vì cơn ác mộng khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người mang tên chủ nghĩa phát xít cuối cùng đã kết thúc.
Thai nghén trong những quán bia ở Munich sau thế chiến thứ nhất, cái chủ nghĩa mà cốt lõi "coi chủng tộc người Arian là thượng đẳng" trên tất cả các chủng tộc khác và có quyền tiêu diệt các chủng tộc khác để tạo ra "không gian sinh tồn" cho chính mình đã không ngừng lớn mạnh, không ngừng đánh bại mọi địch thủ trên con đường vươn lên bá chủ của nó.
Nước Đức phát xít mất một tháng để đánh bại Ba Lan, ba ngày để chiếm Đan Mạch, một tuần để chiếm Bỉ và bốn mươi ngày để nước Pháp quỳ gối. Quân đội Anh bỏ lại toàn bộ vũ khí chạy thoát thân khỏi Dunkirk để mặc cho 100.000 quân Pháp đồng minh chặn hậu bị bắt làm tù binh.
Chuỗi bất bại đó chỉ bắt đầu chững lại vào rạng sáng ngày 22/6/1941, khi những binh lính Đức gốc Áo thuộc sư đoàn bộ binh 45 vượt sông tiến vào một pháo đài mang tên Brest nằm ở cực Tây của Liên Bang Xô Viết.
22/6/1941 là sự khởi đầu của sự suy tàn của chủ nghĩa phát xít. Nhưng phải qua bốn năm đầy máu và nước mắt với hơn 27 triệu người ngã xuống thì chủ nghĩa phát xít mới thực sự tắt thở khi thống chế Keitel ký vào văn bản đầu hàng vô điều kiện.
Người bảo vệ cuối cùng của pháo đài Brest khi bị lính Đức hỏi tên đã trả lời: "Tôi là một người lính Nga". Liên Bang Xô Viết có hơn 100 dân tộc nhưng không ai nghĩ câu trả lời của người lính là thể hiện sự ưu việt của dân tộc Nga trên các dân tộc khác và ai cũng biết rằng anh có thể là người Nga, người Ukraine, người Chechnya hay bất kỳ dân tộc nào khác. Tất cả những người đã sống thời đó, những người lính đến từ Trung Á, từ Caucasus, từ Ukraine, Belarus, hay từ vùng Baltic đều gọi mình là lính Nga. Kẻ thù của họ khi rút chạy cũng gào lên thảng thốt "quân Nga đã tới". Những người Do Thái, những người Slav Đông Âu, cũng trào nước mắt khi thấy ngọn cờ đỏ trên những xe tăng tiến vào thành phố và kêu lên "quân Nga đã tới".
Đó là những năm tháng mà không ai nghĩ bao nhiêu phần trăm trong số người ra trận ai là người Nga, ai là người Ukraine. Họ chỉ nhớ rằng, vào năm 1941, cứ 100 người ra trận thì chỉ có 3 người trở về vào năm 1945. Họ chỉ nhớ rằng sự hy sinh của họ là sự hy sinh chung, và chiến thắng cũng là của chung. Cái chung đó vượt lên phạm vi một dân tộc, một quốc gia, một chủ nghĩa.
Vào tháng 11/1941, trong những đoàn quân diễu hành qua Quảng trường Đỏ tại Moscow rồi tiến thẳng ra mặt trận, có lữ đoàn quốc tế với những người con của rất nhiều dân tộc trên thế giới. Họ là những chiến sĩ cộng hòa Tây Ban Nha, những du kích quân Nam Tư, Hy Lạp, những người Bulgaria, Hungaria, người Ba Lan và cả 6 người châu Á tới từ một đất nước xa xôi có tên là An Nam thuộc Pháp. Chúng ta đều biết điều đó và lịch sử đều ghi rằng những đơn vị Hồng quân, những người Nga đã tiến thẳng ra mặt trận từ nơi diễu binh. Người ta đều biết là tinh hoa và phần sinh lực lớn nhất của quân đội Đức quốc xã đã vùi thây ở mặt trận phía Đông. Và cái giá phải trả cho điều đó là hơn 27 triệu người đã hy sinh. Tất cả họ đều được gọi chung là 27 triệu người Nga đã ngã xuống cho chiến thắng.
70 năm sau, có những người cố viết lại lịch sử khi nói rằng quốc gia của họ, dân tộc của họ đã chết bao nhiêu người để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Họ cố tình lờ đi sự thực là trong các đơn vị tiến vào nước Đức (dù các phương diện quân đó có mang tên Ukraine hay Belarus) thì mỗi đơn vị đều có tất cả thành phần dân tộc của Liên Bang Xô Viết.
Những người đó, vì những toan tính tư lợi ngày nay, sẵn sàng quên mất rằng khái niệm nước Nga, quân Nga, người Nga trong những năm tháng đó không hề đại diện cho dân tộc Nga hay ý tưởng cộng sản của Liên Bang Xô Viết mà nó là tượng trưng cho sự giải phóng khỏi chủ nghĩa phát xít. Sau 70 năm, tuy ít nhưng vẫn còn đó những người lính, cả Hồng quân lẫn quân đội Đồng minh, những người dân thường có thể làm chứng rằng vào năm 1945, tiếng kêu "quân Nga đã tới" đồng nghĩa với "giải phóng".
Tôi nói với bạn tôi rằng, dù có những nhà lãnh đạo của các nước văn minh cố gắng gắn cuộc diễu binh trên quảng trường Đỏ với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Nga, nhưng tôi thấy khác. Tôi sẽ thấy những người con, cháu của những người đã đổ máu để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, những người đến để tưởng nhớ sự hy sinh của những người giải phóng. Mà khi ra trận, không bao giờ họ nghĩ rằng họ đang gieo mầm cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Tâm hồn tôi sẽ có mặt ở đó, Quảng trường Đỏ - nơi diễn ra cuộc diễu binh kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Phát xít. Tôi tin rằng, tất cả những người đã ngã xuống cũng sẽ có mặt. Họ sẽ lại cùng diễu binh trên quảng trường như họ đã từng diễu binh rồi ra thẳng mặt trận như những ngày tháng 11 tăm tối năm 1941. Tôi sẽ dõi mắt tìm 6 khuôn mặt của những người Châu Á của một nước An Nam nô lệ, 6 con người tự do dấn thân vào trận đánh thắng đầu tiên của nhân loại đối với chủ nghĩa phát xít trước cửa ngõ Moscow.
Ngày mai bạn đừng hỏi bài hát "Tạm biệt người con gái Slav" được cất lên để cho ai. Bản nhạc đó được cất lên cho tất cả những người đã ra trận trong bốn năm đằng đẵng đó, cho tất cả những người hôm nay biết trân trọng những gì mà người trước đã hy sinh và để lại.
Ngày mai, hãy gặp tôi ở đó!
Thái Bảo Anh
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn(责任编辑:Cúp C1)