Ngang nhiên đón khách bất chấp lệnh cấm Tháng 1/2018,áchsạnbịđìnhchỉhoạtđộngởNhaTrangvẫnngangnhiênđónkhánhận định lecce Cảnh sát PCCC tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định đình chỉ hoạt động đối với khách sạn Euro Star, thuộc công ty TNHH Đức Trang Khánh Hòa. Lý do đình chỉ mà phía Cảnh sát PCCC đưa ra là khách sạn chưa loại trừ nguy cơ cháy nổ, không khắc phục vi phạm và có nguy cơ cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng. Trước đó, vào tháng 7/2017, khách sạn Dubai, thuộc doanh nghiệp tư nhân Huy Hoàng, đã bị Cảnh sát PCCC tỉnh Khánh Hòa đình chỉ hoạt động vì lý do tương tự như khách sạn Euro Star. Mới đây nhất, ngày 22/3/2019, theo văn bản cập nhật thông tin rà soát các cơ sở lưu trú, du lịch đang hoạt động nhưng chưa đủ điều kiện an toàn PCCC của Cảnh sát PCCC tỉnh Khánh Hòa, cả 2 khách sạn trên vẫn đang trong tình trạng bị đình chỉ hoạt động. Trao đổi về hoạt động của 2 khách sạn này, trung tá Đường Trung Thành, Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Khánh Hòa, cho biết: “Cảnh sát PCCC tỉnh Khánh Hòa kiểm tra nhiều lần nhưng 2 khách sạn này đều không có dấu hiệu sửa sai. Việc ra quyết định đình chỉ là xác đáng vì những vi phạm nghiêm trọng về PCCC”.
Ông Thành cũng cho biết thêm: “Việc các khách sạn “cù nhây” là do lợi dụng kẽ hở của pháp luật. Chúng tôi ra quyết định nhưng không có chế tài kèm theo. Về lâu dài, có rút giấy phép kinh doanh hay không thuộc về quyền và trách nhiệm của Sở Du lịch và Sở Kế hoạch Đầu tư”. Trước đó, khách sạn Dubai đã bị lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh Khánh Hòa xử phạt 110 triệu đồng vì những sai phạm: Nâng thêm 2 tầng không đúng thiết kế, đưa công trình vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu về công tác phòng cháy chữa cháy. Khách sạn Euro Star cũng đã bị xử phạt 23 triệu đồng vì xây dựng công trình không đúng thiết kế phê duyệt và đưa vào hoạt động mà chưa được nghiệm thu tổng thể về phương án PCCC. Tỉnh cho sửa chữa, khách sạn chây ì Trước hành vi ngang nhiên hoạt động, bất chấp “lệnh” đình chỉ của 2 khách sạn này, trung tá Đường Trung Thành, Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Khánh Hòa, cho biết: “Lực lượng cảnh sát PCCC chỉ xử lý hành chính, ra quyết định đình chỉ hoạt động chứ không có biện pháp cưỡng chế”. Cũng theo trung tá Thành, văn bản hướng dẫn của Sở Tư pháp đã chỉ rõ, theo Nghị định 79 của Thủ tướng Chính phủ, nếu doanh nghiệp, khách sạn không thực hiện thì giải pháp cuối cùng cũng chỉ dừng lại ở việc cắt điện, cắt nước. Khi được hỏi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa cho rằng: “Đình chỉ hoạt động của ngành chữa cháy là chưa đủ răn đe. Giải pháp cao nhất là rút giấy phép kinh doanh. Mà muốn rút giấy phép kinh doanh thì giữa các sở ngành phải họp và thống nhất với nhau”. Theo bà Thanh: “Phương án của tỉnh Khánh Hòa hiện tại là cho khách sạn thời gian để sửa chữa. Sau khi khắc phục sửa chữa xong thì 21 khách sạn vi phạm có nhiệm vụ báo lại cơ quan chức năng để kiểm tra, thẩm định lại. Khi đó, các khách sạn, cơ sở lưu trú mới đủ điều kiện hoạt động”. Mặc dù tỉnh cho thời gian để khắc phục sai phạm, nhưng nhiều khách sạn chây ì, cố tình không khắc phục. Thực tế, khách sạn Dubai và khách sạn Euro Star đã bị xử phạt và đình chỉ nhiều tháng nhưng qua kiểm tra vẫn tồn tại sai phạm chưa khắc phục. Trước đó, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa đã công bố rộng rãi danh sách 22 khách sạn không đảm bảo điều kiện kinh doanh lưu trú. Đây là động thái siết chặt của tỉnh Khánh Hòa đối với hoạt động kinh doanh lưu trú trước thời điểm diễn ra sự kiện Festival biển Nha Trang - Khánh Hòa và trong năm du lịch Quốc gia 2019 mà Khánh Hòa đăng cai tổ chức. Kết quả kiểm tra vừa qua của Cảnh sát PCCC tỉnh này cho thấy chỉ duy nhất 1 khách sạn đã khắc phục xong, 21 khách sạn còn lại vẫn trong tình trạng thiếu an toàn. Công Hưng Khánh Hòa lên danh sách “đen” 22 khách sạn trước thời điểm nóngSở Du lịch Khánh Hòa vừa công bố rộng rãi danh sách 22 khách sạn không đảm bảo điều kiện kinh doanh lưu trú. |