Ngay khi Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) ký công văn số 016/CV-HĐTS,ùaPhúcKhánhcamkếtđiềuchỉnhtoàndiệnkhoálễđầunăbdkq y gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố hướng dẫn việc tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an phục vụ nhu cầu xã hội trong dịp Tết cổ truyền Xuân Canh Tý 2020 thì chùa Phúc Khánh - một trong những 'điểm nóng' về khoá lễ đầu năm đã có những kế hoạch cụ thể cho những khoá lễ sắp tới.
Theo đại đức Thích Minh Đức - trụ trì chùa Phúc Khánh chia sẻ, lâu nay nhân dân ta có tín ngưỡng truyền thống tam giáo đồng nguyên. Phật giáo Việt Nam với vị trí là tôn giáo có lịch sử lâu đời đã hòa quyện tinh thần của cả ba Đạo: Đạo Phật, đạo Lão, đạo Nho. Trong Phật giáo, có khóa lễ cầu an cho mọi người, đây là nghi lễ có sự kết tinh, chọn lọc những tinh hoa tốt đẹp mang tính nhân bản của Tam giáo. Nghi lễ này có từ lâu đời, hàng năm nhân dân ta thường đến đền chùa, đến phủ... làm lễ cầu an vào dịp đầu xuân.
Các khoá lễ đầu năm tại chùa Phúc Khánh luôn cũng chật kín người ngồi. |
Thực chất, tại các chùa, nội hàm của khóa lễ ấy là khóa lễ cầu an của dịp tết Nguyên Tiêu đầu năm hoàn toàn theo nghi thức của đạo Phật chứ không hành khoa giáo nhương tinh giải hạn theo như đạo sĩ của đạo Lão trước đây.
"Tại chùa Phúc Khánh, từ trước tới nay, các khóa lễ thuần túy theo nghi thức truyền thống Phật giáo Việt Nam. Ý nghĩa khóa lễ cầu an của Phật giáo trước tiên là cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Thứ nữa, là cầu cho sức khỏe, cho bình an, cho hạnh phúc đến với từng nhà từng người. Phật giáo có tự độ và độ tha, có tự lực và cả tha lực nữa. Vì vậy, khóa lễ cầu an của Phật giáo, là ước nguyện, mong cầu an lạc, hạnh phúc, đoàn kết dân tộc, phát triển đất nước. Đó là cái nhân bản ngàn đời nay mà người Việt Nam hướng tới' , đại đức Thích Minh Đức chia sẻ.
Theo sư trụ trì đứng đầu chùa Phúc Khánh năm nay, bắt đầu từ ngày mùng 6 Tết Canh Tý 2020 đến hết tháng Giêng, nhà chùa làm lễ cầu an cho nhân dân. Ai đến chùa có tâm nguyện, đều được nhà chùa thành tâm phục vụ tín ngưỡng Phật giáo theo tinh thần nhà Phật và tùy tâm, nhưng về lễ vật và nghi thức, lễ nghi vẫn đầy đủ, trang nghiêm và thành kính.
Theo đó, nhà chùa bố trí các khóa lễ phù hợp với lượng người tham dự. Các phật tử tham dự khóa lễ cầu an trong khuôn viên nội tự chùa. Chắc chắn sẽ không còn cảnh ngồi tràn ra đường lễ vọng như trước nữa.
Trong các khóa lễ, ngoài tổ chức tâm linh ra nhà chùa sẽ giáo hóa cho phật tử hiểu về lịch sử dân tộc, lịch sử Phật giáo hàng ngàn năm đồng hành cùng dân tộc cũng như ý nghĩa nghi thức cầu an trong đạo Phât. Để phật tử hiểu rằng, giải trừ được vận hạn, chỉ bằng cách làm nhiều việc thiện, hồi hướng công đức, phóng sinh, tham gia các chương trình thiện nguyện như hiến máu, hiến mô tạng, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, vùng núi, biên giới, hải đảo…
Khóa lễ cầu an của chùa cũng là dịp để các phât tử được nghe những bài pháp của đức Phật, góp phần tăng trưởng trí tuệ, bồi dưỡng lòng từ bi, từ đó giảm bớt tham sân si, để cùng nhau cầu nguyện cho một năm an lành, hạnh phúc.
Tình Lê
GHPGVN yêu cầu khi tổ chức, thực hành các nghi lễ cầu an phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không đốt vàng mã...