Giáo viên bị phụ huynh chèn ép
Truyền thông Hàn Quốc phẫn nộ về việc một phụ huynh (ông A) làm trong Bộ Giáo dục nước này có hành vi chèn ép giáo viên (cô B) dạy con mình. Ông A đe dọa cô B,áoviêtỉ số các trận ngoại hạng anh sẽ thay giáo viên chủ nhiệm với tư cách là người của Bộ Giáo dục Hàn Quốc
Theo Công đoàn trường tiểu học - nơi cô B làm việc, cho biết tháng 11/2022, ông A tố cáo giáo viên chủ nhiệm dạy con mình có hành vi lạm dụng trẻ em. Sau đơn khiếu nại của ông A, hồi tháng 5/2023, cô B được tuyên bố vô tội.
Thậm chí, 5 phụ huynh trong lớp còn đứng ra bảo vệ sự trong sạch của giáo viên. Hiện tại, tâm lý của cô B vẫn bị ảnh hưởng, cần tiếp tục điều trị tham vấn và uống thuốc.
Hiện Sở Giáo dục TP Daejeon đã cách chức ông A. "Chúng tôi đã thành lập nhóm điều tra sự việc và sẽ có hành động nghiêm khắc với ông A", đại diện Bộ Giáo dục Hàn Quốc chia sẻ.
Sau khi sự việc được phanh phui, lá thư ông A gửi giáo viên dạy con mình khiến nhiều người phẫn nộ. “Cô giáo không nói những từ ngăn cản có tính chất mạnh như "Đừng làm thế", "Không" hay "Dừng lại" với con tôi. Vì mỗi lần nghe những mệnh lệnh này con tôi dễ nổi giận", ông A yêu cầu giáo viên.
Ngoài ra, ông A còn yêu cầu giáo viên không ép con ăn những món không thích như thức ăn dai hoặc cứng, nếu ép có thể gây hại.
Hơn nữa, phụ huynh này còn đề nghị cô giáo nói chuyện với con mình như vương tử vì "trẻ có ADN của vua chúa" nên hiểu mọi thứ. “Nếu cô giáo nói chuyện theo cách chỉ đạo hoặc ra lệnh sẽ khiến con tôi nảy sinh sự tức giận”, ông A nhấn mạnh yêu cầu.
Ông A gửi thêm trong thư yêu cầu giáo viên cho con đảm nhận vị trí lớp trưởng để nâng cao lòng tự trọng và khả năng thích nghi với trường học.
“Cô giáo cần quan tâm đến việc cảm ơn và xin lỗi với con. Việc thiếu lời khen có thể khiến con tôi bị tổn thương; Giáo viên hạn chế dạy viết và toán cho con tôi vì não bộ của cháu chưa phát triển hoàn toàn; Không yêu cầu con tôi cúi đầu chào giáo viên, có thể chào bằng cách khác như vẫy tay”, dư luận càng phẫn nộ thêm khi ông A đưa ra các yêu cầu như trên với giáo viên.
Những câu chuyện đau lòng
Hồi cuối tháng 7, Văn phòng Giáo dục TP Seoul (Hàn Quốc) xác nhận, một giáo viên tại trường tiểu học ở Seocho-gu qua đời trong lớp học.
Nữ giáo viên 23 tuổi, về trường tiểu học hồi tháng 3/2022. Người này là giáo viên chủ nhiệm lớp 1, vừa bị phụ huynh mắng vì xử lý vụ đánh nhau giữa các học sinh không thỏa đáng.
Cảnh sát địa phương nhận định nữ giáo viên đã đưa ra lựa chọn cực đoan vì lý do cá nhân. Tuy nhiên, cộng đồng giáo dục và Hiệp hội Giáo viên Hàn Quốc, cho rằng việc bị phụ huynh lăng mạ mới là nguyên nhân dẫn đến sự việc đau lòng.
Theo Hiệp hội Giáo viên Hàn Quốc, chính quyền địa phương cần nêu rõ nguyên nhân khiến cô giáo trẻ qua đời. Họ yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn tình trạng phụ huynh và học sinh bạo hành giáo viên.
Sau sự việc trên, ông Lee Joo Ho - Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hàn Quốc, tuyên bố sẽ sửa đổi các pháp lệnh nhằm giảm sự lấn át của phụ huynh và học sinh với giáo viên.
Giáo viên - nghề nguy hiểm tại Hàn Quốc?
Trong bối cảnh báo cáo về các vụ hành hung giáo viên ngày càng gia tăng, nhiều chuyên gia đặt câu hỏi, liệu các trường học có đủ biện pháp bảo vệ giáo viên. Thậm chí, nhiều người còn tự hỏi liệu giáo viên có phải nghề nguy hiểm tại Hàn Quốc.
Giáo viên từng là nghề được nhiều người trẻ khát vọng, thu hút các cá nhân có năng lực. Nhưng hiện nay, nghề giáo viên tại Hàn Quốc trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Nguyên nhân do họ cảm thấy mất an toàn ngay trong lớp học của mình.
Trước đây, giáo viên Hàn Quốc được sử dụng các hình phạt về thể xác với học sinh. Nhưng những năm qua chính phủ nước này nỗ lực thúc đẩy môi trường lớp học tôn trọng quyền con người.
Mục đích là tạo ra môi trường hòa nhập giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, nhiều giáo viên cảm thấy hiện nay không được coi trọng, chịu áp lực lớn từ phụ huynh và bị giới hạn quyền làm chủ lớp học.
Trước thực trạng trên, ông Lee Joo Ho - Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho biết việc bảo vệ quyền của giáo viên không chỉ bảo vệ người dạy mà còn bảo vệ quyền học tập của học sinh.
Thậm chí, các chuyên gia giáo dục địa phương kêu gọi triển khai hệ thống trường học nội bộ để bảo vệ giáo viên khỏi phụ huynh và học sinh trong và ngoài lớp học.
Quyền của giáo viên ngày càng bị xâm phạm
Năm 2022, theo thống kê các trường học ở Hàn Quốc đã tiếp nhận và xử lý hơn 3.000 trường hợp giáo viên bị đe dọa hoặc hành hung.
Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, năm 2022, ước tính 202 trường hợp vi phạm quyền của giáo viên gây ra bởi phụ huynh hoặc người giám hộ của học sinh. Trong đó, 75 trường hợp phỉ báng, 45 trường hợp can thiệp nhiều lần vào quá trình giáo dục, 25 trường hợp cản trở thi hành công vụ, 24 trường hợp có hành vi đe dọa và 14 trường hợp bạo lực thể chất đối với giáo viên.
Dữ liệu của Bộ Giáo dục cho biết thêm tổng cộng có 1.133 giáo viên đã bị quấy rối từ năm 2018-2022. Ngoài ra, học sinh vi phạm quyền của giáo viên trong lớp học vượt quá 2.000 trường hợp năm 2022. Tính từ năm 2018 đến nửa đầu năm 2023, có 100 giáo viên tiểu học và THCS qua đời vì tự tử. Trong đó, 57 người là giáo viên tiểu học.
Căn cứ thêm vào kết quả khảo sát mức độ hài lòng với công việc của giáo viên Hàn Quốc hồi tháng 5, cho thấy sự giảm mạnh. Trong hơn 6.800 giáo viên, chỉ 24% người hài lòng với công việc, giảm 43,8% so với năm 2006. Khoảng 88% giáo viên cho biết tinh thần bị sa sút, 70% cảm thấy quyền của giáo viên không được bảo vệ.
Theo Koreaherald, JoongAng
Nhật ký đẫm nước mắt của nạn nhân bạo lực học đườngĐọc những câu chuyện thương tâm của nạn nhân bạo lực học đường, Phạm Mai Hương (TP.HCM) xót xa lật giở lại những trang nhật ký cũ đẫm nước mắt được viết vào thời điểm em là nữ sinh lớp 10.(责任编辑:World Cup)