Công ty KMS Technology vừa công bố thành lập trung tâm phát triển phần mềm KMS Healthcare tại Việt Nam với 400 nhân sự,ítuệViệtquayvềkhaipháthịtrườngtrongnướkeo nha cai fb88 hoạt động tại hai văn phòng ở TP.HCM và Đà Nẵng. Dù đội ngũ này chủ yếu vẫn phục vụ thị trường Mỹ, song công ty đang hợp tác với một số đối tác Việt Nam và có dự định khai phá thị trường trong nước.
Dân số trẻ với thu nhập ngày một tăng, cộng với quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ tại Việt Nam đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp lớn vốn phát triển phần mềm phục vụ thị trường nước ngoài nay có thêm động lực mở rộng thị trường trong nước.
Chẳng hạn, FPT Software trước đây bỏ ngỏ thị trường Việt Nam song thời gian qua đã mở thêm nhánh cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho các tổ chức, doanh nghiệp tại quê hương. “Dự báo có khoảng 5% lợi nhuận chuyển đổi số đến từ thị trường Việt Nam trong 2 năm tới”, ông Phạm Minh Tuấn, Tổng giám đốc FPT Software, nói với VietNamNet giữa năm ngoái.
KMS Healthcare chú trọng phát triển khách hàng tại Mỹ song đội ngũ kỹ sư chính đặt tại Việt Nam và đang manh nha khai thác thị trường trong nước.
“Chúng tôi có kế hoạch khám phá thị trường Việt Nam và xác định chiến lược tối ưu nhất để ứng dụng giải pháp sản phẩm công nghệ vào lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. Hiện tại kế hoạch vẫn ở giai đoạn ý tưởng, nhưng Việt Nam có một nền kinh tế lớn và đang phát triển, sẽ có nhiều cơ hội cho các công ty dịch vụ phần mềm trong nước”, ông Mikael Ohman, Giám đốc điều hành KMS Healthcare cho hay.
Để khởi đầu cho những dự định này, KMS Healthcare vừa ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Đại học Fulbright Việt Nam để tham gia các hoạt động cộng đồng, hỗ trợ giáo dục và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp. Thông qua các dữ liệu và báo cáo chuyên ngành, KMS hỗ trợ Fulbright Việt Nam phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
KMS Healthcare trực thuộc KMS Technology - thành lập từ năm 2009, có trụ sở tại Mỹ, với đội ngũ sáng lập và kỹ sư chủ yếu là người Việt và gốc Việt.
Đang cung cấp dịch vụ tại Mỹ cho hàng trăm triệu bệnh nhân, KMS Healthcare quyết định mở trung tâm phát triển phần mềm trong nước, tập trung phát triển sản phẩm và dịch vụ phần mềm chăm sóc sức khoẻ y tế. Bên cạnh phục vụ khách hàng tại Hoa Kỳ, trung tâm tại Việt Nam sẽ tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trong nước và phát triển sản phẩm công nghệ phục vụ mảng sức khoẻ, chăm sóc y tế.
KMS Technology cung cấp các giải pháp health-tech (công nghệ sức khoẻ) cho đối tác, góp phần hạn chế nguy cơ tử vong, nhận diện và xử lý các cơn đột quỵ khẩn cấp. Bên cạnh đó, giải quyết các vấn đề thách thức y khoa như khả năng tương tác dữ liệu y tế, quá trình nghiên cứu thuốc nhanh hơn để đưa ra thị trường, phân tích bệnh án, quyết định điều trị dựa trên AI, thăm khám từ xa.
Ngoài ra, thông qua việc nâng cao trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các phần mềm do công ty hợp tác phát triển góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, phát hiện kịp thời những nguy cơ có thể gây thương tật vĩnh viễn thông qua các thiết bị đeo tay, theo dõi sức khoẻ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các nền tảng giao tiếp sử dụng trong y khoa,…
Với số lượng khách hàng tăng 30%, KMS Healthcare hiện làm việc với gần 50 nền tảng tích hợp, cung cấp dịch vụ cho 334 triệu bệnh nhân, hơn 100 triệu lượt khám bệnh tại thị trường Hoa Kỳ.
Ngành health-tech (công nghệ sức khoẻ) trên toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ với quy mô 200-300 tỷ USD và giữ mức tăng trưởng hơn 20% mỗi năm.
Tại Việt Nam, y tế được xác định thuộc nhóm ngành quan trọng phải chuyển đổi số. Các công nghệ đang được áp dụng để hướng tới xây dựng bệnh viện 3 không: “không giấy tờ, không xếp hàng, không thanh toán bằng tiền mặt”. Chủ động chăm sóc sức khỏe người dân chính là định hướng chuyển đổi số ngành y tế trong giai đoạn tới.
Bên cạnh chủ trương chuyển đổi số thúc đẩy phát triển công nghệ trong ngành y tế, đại dịch Covid-19 vừa xảy ra cũng khiến người dân và chính quyền quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khoẻ cá nhân, phòng và chữa trị kịp thời. Các công bố cho thấy Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế và dược phẩm. Dự báo chi tiêu y tế tại Việt Nam dự kiến đạt 23 tỉ USD vào năm 2022, theo công ty nghiên cứu thị trường Fitch Solutions.
Hải Đăng