Mỹ điều tra 3 nhà mạng lớn Trung Quốc
Chính quyền Tổng thống Biden đang tiến hành điều tra 3 nhà mạng lớn của Trung Quốc do lo ngại dữ liệu người dân và doanh nghiệp Mỹ có thể bị khai thác thông qua dịch vụ Internet và đám mây.
Ba nhà mạng bị điều tra gồm China Mobile,ỹđiềutranhàmạnglớnTrungQuốctriệungườidùngChromedínhmãđộnhận định bóng đá nhật bản China Telecom, China Unicom. Mặc dù các doanh nghiệp nêu trên chỉ có hiện diện nhỏ tại thị trường Mỹ và đã bị cấm cung cấp phần cứng điện thoại hay dịch vụ bán lẻ Internet, song họ vẫn có thể tiếp cận dữ liệu người dùng tại thị trường này.
Cuộc điều tra là nỗ lực mới nhất của Washington, như một phần của cuộc chiến công nghệ ngày càng sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc.
Động thái cho thấy chính quyền Mỹ đang cố gắng bịt mọi con đường nhắm vào dữ liệu người dùng nước này.
Các nguồn tin cho hay, cơ quan quản lý có thể chặn các giao dịch cho phép doanh nghiệp nước ngoài vận hành trung tâm dữ liệu và định tuyến dữ liệu cho các nhà cung cấp Internet.
Với việc bị loại khỏi các giao dịch quan trọng, sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet và đám mây tại Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung sẽ bị tác động nghiêm trọng.
Microsoft đối mặt án phạt lớn
Ủy ban châu Âu cáo buộc Microsoft liên kết ứng dụng chat và video Teams với bộ sản phẩm Office 365 một cách bất hợp pháp.
Theo The Guardian, đây là cáo buộc nghiêm trọng nhất mà Microsoft phải đối mặt kể từ năm 2013, khi “ông lớn” công nghệ Mỹ bị phạt kỷ lục 561 triệu EUR do không quảng bá đối thủ trên trình duyệt Internet Explorer.
Ủy ban châu Âu đã thông báo cho Microsoft về kết quả điều tra sơ bộ vào ngày 25/6. Theo đó, ủy ban kết luận Microsoft “thống trị thế giới” trong thị trường “phần mềm dưới dạng dịch vụ” (SaaS) chuyên nghiệp việc kết hợp Teams với các sản phẩm nòng cốt gây bất lợi cho những công ty đối thủ như nền tảng nhắn tin Slack.
Slack chính là bên đã nộp đơn khiếu nại năm 2020 và châm ngòi cho cuộc điều tra vào tháng 7/2023.
Margrethe Vestage, Phó Chủ tịch điều hành phụ trách chính sách cạnh tranh của Ủy ban châu Âu, cho rằng duy trì sự cạnh tranh cho các công cụ hợp tác và giao tiếp từ xa rất cần thiết vì nó cũng thúc đẩy đổi mới sáng tạo trên các thị trường. Nếu được xác nhận, hành vi của Microsoft sẽ vi phạm pháp luật theo quy định cạnh tranh của châu Âu.
Hàng trăm triệu người dùng Chrome dính mã độc
Mới đây, Đại học Stanford và Trung tâm Bảo mật thông tin CISPA Helmholtz công bố nghiên cứu cho thấy, hơn 346 triệu lượt người dùng đã cài các loại extension chứa mã độc trong giai đoạn từ tháng 7/2020 đến tháng 2/2023.
Sau khi trừ đi 66 triệu lượt cài không thành công do vi phạm chính sách và gặp lỗi, nhóm nghiên cứu ước tính vẫn còn 280 triệu lượt cài đặt chứa phần mềm độc hại.
Các chuyên gia đã thu thập dữ liệu bằng cách phân tích cú pháp tệp khai *.json của từng extension. Những tệp này sau đó được chia thành các quyền yêu cầu truy cập về Giao diện lập trình ứng dụng (API) như bộ nhớ, cookie và máy chủ như URL hoặc mẫu URL.
Báo cáo cũng chỉ ra điều đáng lo ngại các extension chứa phần mềm độc hại thường có thời gian tổn tại trung bình lên tới 380 ngày trước khi bị phát hiện và loại bỏ. Theo Forbes, việc tồn tại quá lâu trên trình duyệt khiến nguy cơ dữ liệu bị đánh cắp càng lớn, số lượng càng nhiều.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cho biết tính đến tháng 5/2024, có gần 1% tổng lượt cài extension trên Chrome chứa phần mềm độc hại. Theo thống kê của Google, hơn 250.000 extension đang có mặt trên cửa hàng Chrome trực tuyến.
Gần nửa triệu học sinh Mỹ bị cấm dùng smartphone và mạng xã hội
Theo quy định được hội đồng giáo dục Los Angeles thông qua, các trường công lập trong quận có thể sẽ hạn chế cung cấp Internet và chặn học sinh dùng mạng xã hội trên các thiết bị điện tử, bao gồm máy tính và smartphone.
Lệnh cấm này dự kiến có hiệu lực từ tháng 1/2025, ảnh hưởng đến hơn 429.000 học sinh đang theo học tại các trường công lập thuộc quận Los Angeles, bang California, Mỹ.
Một số trường hợp miễn trừ cho phép smartphone của học sinh có thể vào mạng hoặc các thiết bị điện tử có chức năng hạn chế hơn như đồng hồ thông minh và điện thoại “cục gạch” nghe gọi.
Các nhà quản lý cho rằng, smartphone và mạng xã hội khiến học sinh sao nhãng, ngăn cản phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội và gây nguy hiểm cho sức khỏe tâm thần, với các biểu hiện như gia tăng căng thẳng, lo âu, trầm cảm, ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ, gây ra sự hung hăng và thậm chí có thể khiến học sinh nghĩ đến việc tự tử.
Pew Research Center, trung tâm nghiên cứu phi lợi nhuận dẫn số liệu cho thấy 72% giáo viên trung học tại Mỹ coi smartphone là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Sau khi Los Angeles bỏ phiếu thông qua lệnh cấm sử dụng smartphone và mạng xã hội trong giờ học, Thống đốc bang California Gavin Newsom cũng đã kêu gọi một lệnh cấm sử dụng smartphone tương tự tại các trường học trên toàn bang.
iPhone 16 sẽ được thay pin bên thứ ba mà không hạn chế tính năngApple cho biết iPhone sẽ hỗ trợ màn hình và pin của bên thứ ba tốt hơn vào cuối năm 2024. iPhone 16 dự kiến sẽ là dòng sản phẩm đầu tiên được áp dụng.