Có lần tôi gặp một người bạn,áoviêngiỏingoàikiếnthứckỹnănggiảngdạycũngcầncóchútnăngkhiếsoi keo chile bạn bảo: “Bạn quen cô X dạy ở trường Y à? Cô X dạy giỏi lắm. Con tôi học trường Y nên tôi biết. Cô dạy hay nổi tiếng”. Ít bữa sau, có dịp “buôn” lại với bạn – là cô giáo X kia, tôi hỏi: “Bạn dạy tốt lắm à? Làm thế nào để dạy tốt thế?”. Bạn cười trả lời: “Tôi có dạy tốt đâu. Tôi chỉ biết làm cho học sinh thích môn Văn, không sợ môn Văn, nói chung là truyền cho chúng cảm hứng học, và chúng tự học là chính”. Bạn tôi khiêm tốn không dám nhận là dạy tốt. Nhưng những đồng nghiệp khác thì xác nhận điều đó. Trong nghề, được đồng nghiệp công nhận, nể nang, đó là điều vinh dự và chắc hẳn ai cũng mong muốn được như vậy. Làm cho học sinh thích môn học, không sợ học, lại truyền được cảm hứng cho học sinh trong học tập, việc khó thế bạn tôi làm được, nhưng làm cụ thể thế nào (cách thức thế nào) thì bạn tôi không nói! Dù không biết được “bí mật nghề nghiệp” của bạn, nhưng tôi cảm thấy rất tự hào vì có bạn là giáo viên dạy giỏi. Hơn thế, tôi tự hào vì có nhiều bạn bè là giáo viên, nhiều người tận tụy với nghề, và dạy tốt. Thế nào là một giáo viên giỏi? Theo tôi, ở bậc phổ thông, quan trọng nhất là kỹ năng dạy. Để dạy giỏi, cần sự thành thạo các kỹ năng, sự phối hợp thông minh các kỹ năng giảng dạy, và cả năng khiếu giảng dạy nữa. Các sinh viên sư phạm được học các môn liên quan đến dạy học như: Phương pháp dạy học, Phương pháp kiểm tra đánh giá, Tâm lý học đại cương và Tâm lý học lứa tuổi. Tại trường Sư phạm, sinh viên được học từ cách cầm phấn viết bảng, cách trình bày bảng, cách soạn bài (chuẩn bị giáo án), cách vào đề (khởi động bài giảng), cách kết thúc bài giảng (tóm lược kiến thức, giao nhiệm vụ mới, nhắc nhở chuẩn bị bài sau). Các kỹ năng đó cũng được luyện tập nhiều lần. Tóm lại, các kỹ năng được học đủ, nhưng vận dụng khi dạy, mỗi giáo viên sẽ có cách “biến hóa” riêng. Cùng với sự cập nhật kiến thức môn học thường xuyên, kỹ năng giảng dạy tốt sẽ giúp học sinh hứng thú trong môn học. Không trở thành máy nói Một giáo viên không thể được coi là dạy hay, dạy giỏi nếu chỉ như cái máy nói lại những kiến thức đã có trong sách giáo khoa, cách nói lại đều đều, nhàm chán, không có điểm nhấn, không biết tóm lược kiến thức từng phần. Cụ thể như môn Văn, giáo viên cần tóm lược được kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung chính của tác phẩm, có thể liên hệ mở rộng với những tác phẩm có cùng chủ đề,... để học sinh có sự so sánh, liên tưởng, mở rộng kiến thức. Trong môn Văn, có lẽ sợ nhất là giáo viên cứ nói tràn lan, hết tiết học sinh không hiểu gì, vở không biết ghi gì. Vì không hiểu gì, không biết ghi gì nên học sinh sẽ hoang mang, thấy sợ môn Văn, cảm giác “ngợp” khi kiến thức mênh mông và mình thì không biết “túm lấy nó”, “nắm bắt nó” bằng cách nào. Các môn học khác cũng vậy, kiến thức thì nhiều, nhưng sau mỗi bài học, giáo viên phải biết nhấn mạnh, tóm lược kiến thức cơ bản. Quan trọng là không được hù dọa khiến học sinh sợ mình và sợ môn học. Về phía học sinh, khi đã không sợ, không cảm thấy ngợp, thì với sự kiên nhẫn, nỗ lực dần dần, chắc hẳn không học sinh nào học kém môn học đó. Tôi từng sợ môn Vật lý. Bởi giáo viên dạy môn đó nói tôi không hiểu gì. Tôi cũng từng sợ môn Hóa học, bởi tôi không thể nhớ nổi các công thức hóa học, sợ hãi khi cân bằng phương trình, tính mol, tính lít. Tất nhiên học kém là do bản thân, vì nhiều bạn học cùng lớp tôi vẫn giỏi những môn đó. Nhưng khi đổi giáo viên khác, tôi thấy đỡ sợ hơn, đỡ ngợp hơn. Từng là giáo sinh sư phạm và đứng lớp giảng dạy, tôi thấy làm giáo viên ở một môn nào đó không khó (chỉ cần thi vào trường sư phạm, chọn dạy môn là thế mạnh của mình là được), nhưng để trở thành giáo viên giỏi thì thực sự khó. Cần môi trường tương hỗ Giáo viên được định nghĩa là giỏi chắc chắn phải là người giỏi ở môn học đó, nắm chắc kiến thức, không ngừng học hỏi, không ngại thảo luận, không ngại tranh luận đa chiều, và đặc biệt, kỹ năng giảng dạy phải tốt, yêu nghề, yêu học sinh, yêu trường, yêu quý đồng nghiệp. Muốn dạy giỏi, môi trường sư phạm (bao gồm từ lãnh đạo, đồng nghiệp, cơ sở vật chất) phải có sự tương hỗ. Rất khó duy trì tình yêu nghề, dạy giỏi nếu môi trường sư phạm không ủng hộ, đồng nghiệp ghen ghét, đố kị, rình rập chơi xấu nhau,… Và tất nhiên, thu nhập là yếu tố quan trọng. Rất khó dành trọn tâm huyết dạy nếu thu nhập không đủ trang trải cuộc sống. Với tất cả nhiều điều có thể ảnh hưởng tới việc tạo ra một giáo viên dạy giỏi, tôi vô cùng khâm phục những giáo viên trụ được với nghề và dạy giỏi. Tôi cũng rất mong con cái mình được học những giáo viên giỏi, để con yêu từng môn học, và học được nhiều điều không chỉ là kiến thức môn học mà là cách sống, cách cư xử từ những giáo viên giỏi ấy. Hoài Hương
|