TS Phan Bích Nga,ácsĩđauđầuvìnhiềuphụhuynhnghĩconbéophìsốcânthừalàcủađểdàlich thi đấu c2 Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay dù tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân, béo phì tương đương nhau, nhưng thực tế, có tới 75% trẻ tới khám ở viện này là do suy dinh dưỡng, 25% trẻ còn lại được đưa đi khám do cha mẹ lo ngại thừa cân, béo phì.
“Vẫn còn nhiều phụ huynh quan niệm “béo khoẻ, béo đẹp”. Số cân dư là ‘của để dành’ nên chưa thấy lo lắng” – TS Nga chia sẻ tại buổi tập huấn trực tuyến Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh béo phìdo Bộ Y tế tổ chức chiều 17/11.
Với trẻ em, nguyên nhân chính gây thừa cân, béo phì là do dinh dưỡng. Theo TS Nga, có nhiều sai lầm trong điều trị thừa cân, béo phì ở trẻ em. Nhiều người quan niệm “trẻ em là người lớn thu nhỏ”, áp dụng chế độ ăn kiêng của người lớn cho trẻ.
Trong khi đó, với trẻ em, kể cả trẻ béo phì, việc phát triển chiều cao rất quan trọng. Vì thế, cha mẹ phải cân đối, giảm thực phẩm có hại cho sức khoẻ nhưng phải đảm bảo dinh dưỡng, nhất là thực phẩm cung cấp vi chất cho trẻ.
“Hầu hết trẻ thừa cân, béo phì đến khám ở Viện Dinh dưỡng được xét nghiệm máu đều phát hiện thiếu hụt vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển chiều cao của trẻ như canxi, vitamin D, kẽm… Theo cơ chế, béo phì gây ra rối loạn về hấp thu, tăng thải canxi, vì thế trẻ béo phì, thừa cân hay bị yếu” – bác sĩ cho hay thực tế nhiều cha mẹ thấy con béo phì là cắt ngay sữa, đó là sai lầm.
Trẻ em béo phì nên giảm cân như thế nào?
Theo TS Nga, các tài liệu châu Âu chỉ ra rằng sau 9 tuổi, trẻ béo phì nếu giảm cân sẽ ức chế phát triển chiều cao. Ở Viện Dinh dưỡng, các bác sĩ luôn hạn chế giảm cân cho trẻ béo phì. Chỉ khi trẻ béo phì quá nặng, đi kèm các rối loạn chuyển hoá, rối loạn mỡ máu, ngáy to, ngừng thở khi ngủ… có thể nguy hiểm tính mạng, thầy thuốc sẽ hướng dẫn giảm cân.
“Chúng tôi chỉ tư vấn giảm cân mức độ ít, khoảng 500g/tháng, để trẻ không bị ức chế phát triển chiều cao” – TS Nga cho hay. Ở trẻ béo phì, cần tập trung đảm bảo kích thích chiều cao, do một trong những tác hại trung hạn của béo phì là gây dậy thì sớm, ảnh hưởng thời gian phát triển chiều cao, có thể gây ra thấp còi sau này.
Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ thừa hoặc bất thường. Một thống kê tại Việt Nam năm 2021 cho kết quả, gần 20% tổng người thừa cân, béo phì trên cả nước sống ở Hà Nội và TP.HCM.
Đáng lưu ý là tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tuổi học đường (5-19 tuổi) tăng hơn gấp đôi chỉ trong 10 năm 2010-2020, từ 8,5% lên thành 19%. Nếu không có bất kỳ hành động can thiệp nào, ước tính đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 1,9 triệu trẻ em béo phì.
Trẻ thừa cân tăng nguy cơ bị các tác động tâm lý như kỳ thị, tự ti, trầm cảm và lo lắng. Nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm và nguy cơ tử vong sớm cũng tăng ở các trẻ này.
Tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phìban hành hôm 22/10, Bộ Y tế cho biết béo phì gây ra các vấn đề trầm trọng đến sức khỏe, là thủ phạm gây hơn 200 bệnh khác nhau. Các bệnh lý được liệt kê như: Tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, thoái hóa khớp, gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa...
GS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam cho biết nhiều thầy thuốc chưa quan tâm đầy đủ đến chẩn đoán thừa cân, béo phì. "Nhiều người gặp nhau chỉ quan tâm "sao hồi này anh gầy vậy", nghĩa là tâm lý chúng ta vẫn mong bạn mình béo lên" - GS Dàng nói.
Đây là lần đầu tiên Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn và tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế cả nước về chẩn đoán, điều trị béo phì - căn bệnh được xem là vấn nạn toàn cầu.