Sáng mai, VietNamNet tổ chức tọa đàm “Tắt sóng 2G, người dân cần chuẩn bị gì?”_đội hình werder bremen gặp bayern

作者:La liga 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【】 发布时间:2025-01-26 04:10:52 评论数:
dien thoai 2G.jpg
Người dân đang sử dụng các máy điện thoại 2G Only cần chủ động hoặc tiếp cận các chương trình hỗ trợ của doanh nghiệp di động để thực hiện chuyển đổi sang sử dụng máy điện thoại 4G. Ảnh: TK 

Ngày 18/7, Báo VietNamNet phối hợp với Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) tổ chức tọa đàm “Tắt sóng 2G, người dân cần chuẩn bị gì?”. 

Theo thống kê của GSMA, cho đến giữa năm nay, có 149 nhà mạng trên toàn cầu đã và đang triển khai tắt công nghệ cũ. Đại đa số những nước đã tắt 2G là các quốc gia tiên tiến, với 63% ở châu Âu và hơn 20% ở châu Á. Nhiều quốc gia đã tắt 2G từ lâu như Mỹ, Singapore từ năm 2017 và Australia năm 2018.

Chia sẻ về vấn đề này, đại diện Cục Viễn thông cho hay, tắt sóng 2G là một chủ trương lớn của Bộ TT&TT và đã được định hướng từ năm 2019. Thời gian qua, Bộ TT&TT và các doanh nghiệp di động đã thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy tắt sóng 2G, trong đó, các giải pháp chuyển đổi thuê bao di động 2G sang sử dụng smartphone; phát triển hạ tầng di động băng rộng đã đạt được kết quả đáng kể.

Cụ thể, tỷ lệ người sử dụng smartphone trên tổng số người dùng điện thoại di động tiếp tục tăng lên tới 82,3% (cao hơn mức trung bình 63% của thế giới); Mạng di động 4G phủ sóng 99,85% dân số (đến 30/11/2023 đã phủ sóng được 2.233/2.853 thôn, bản).

Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư về quy hoạch băng tần 1800MHz và 900MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT của Việt Nam. Đây là sở cứ pháp lý cho lộ trình dừng công nghệ di động cũ. Căn cứ quy hoạch các băng tần 900MHz/1800MHz, Bộ TT&TT sẽ không cấp phép lại việc sử dụng các băng tần 900MHz/1800MHz, nếu doanh nghiệp không có phương án đảm bảo không còn thuê bao sử dụng thiết bị đầu cuối chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM (2G Only) hoạt động trên mạng từ ngày 16/9/2024.

Để thực hiện lộ trình dừng công nghệ 2G, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các nhà mạng di động phải triển khai hạ tầng mạng 4G, đảm bảo có vùng phủ thay thế các trạm thu phát vô tuyến 2G đã tắt tại tất cả khu vực thực hiện tắt sóng. Đồng thời, người dân đang sử dụng các máy điện thoại 2G Only cần chủ động hoặc tiếp cận các chương trình hỗ trợ của doanh nghiệp di động, thực hiện chuyển đổi sang máy điện thoại 4G để đảm bảo tiếp tục sử dụng dịch vụ di động.

Hiện nay, theo kế hoạch chi tiết thực hiện lộ trình dừng công nghệ 2G của các doanh nghiệp di động đã báo cáo, dự kiến số thuê bao 2G Only đến tháng 9/2024 hoặc giảm về 0 hoặc còn số lượng nhỏ dưới 5%.  

Các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực đảm bảo tất cả người dùng được truyền thông và đồng thuận với việc chuyển đổi sang điện thoại công nghệ 4G, để các doanh nghiệp đi động thực hiện dừng phục vụ thuê bao 2G Only. 

Bộ TT&TT đang và sẽ tiếp tục yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các giải pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Truyền thông tới từng thuê bao; có giải pháp hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho người dùng, đặc biệt là người dùng yếu thế như người già, người có thu nhập thấp, người ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. 

Ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng Biên tập báo VietNamNet cho hay, việc tắt sóng 2G đem lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời, thúc đẩy phát triển xã hội số, kinh tế số và Chính phủ số. 

Đối với người dân, việc tắt sóng 2G sẽ giúp họ được chuyển sang sử dụng các dịch vụ băng rộng 4G, 5G chất lượng cao hơn. Đồng thời, điều này cũng góp phần hoàn thành mục tiêu “Mỗi người dân một máy điện thoại thông minh”, phổ cập điện thoại thông minh đến tất cả người dân Việt Nam của Chính phủ.

Đối với doanh nghiệp, họ sẽ được loại bỏ công nghệ cũ ra khỏi mạng lưới, giảm bớt chi phí khai thác, và cũng góp phần phát triển công nghệ xanh. Trên mạng lưới hiện nay, công nghệ 2G gây tốn điện. Vì thế, loại bỏ 2G không chỉ lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi cho xã hội, hướng tới phát triển xanh.

Đối với Chính phủ, việc tắt sóng 2G sẽ giải phóng băng tần dành cho công nghệ cũ để chuyển sang dùng cho các công nghệ mới, mang lại hiệu quả cao hơn, đồng thời, thúc đẩy xã hội số, kinh tế số và Chính phủ số. 

Hiện các nhà mạng đang xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ người dùng khi dừng sóng 2G, tập trung vào hỗ trợ thiết bị đầu cuối và hỗ trợ cước sử dụng để khách hàng chủ động chuyển đổi sang dùng smartphone. 

“Qua buổi tọa đàm này, tôi hy vọng sẽ có nhiều ý kiến đóng góp quý báu để giúp cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân chuyển từ 2G lên sử dụng các dịch vụ băng rộng 4G, 5G thuận lợi nhất, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia”, ông Võ Đăng Thiên nói.