Xin hoãn cưới vào phút chót
Điều dưỡng Lê Trương Đạt (23 tuổi,điềudưỡnghoãnkếthônvàobệnhviệndãchiếnchốngdịty so ac milan quê Quảng Ngãi) đang là nhân viên thử việc tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM). Ngày 15/1, Đạt nhận lệnh đến Bệnh viện dã chiến Củ Chi tham gia chống dịch Covid-19.
Đạt cho biết, thời điểm đó, anh và bạn gái cùng hai bên gia đình đã chọn một ngày cuối tháng 1/2021 tổ chức tiệc cưới ở quê. Tất cảc các khâu như chụp ảnh cưới, đặt nhà hàng, giờ rước dâu đã được hai gia đình chuẩn bị chu đáo, chỉ chờ đến ngày là tiến hành.
Điều dưỡng Lê Trương Đạt. |
“Khi mới nhận được lệnh, tôi cũng có một chút đắn đo, lo sợ. Nhưng sau đó, tôi nghĩ nếu mình làm trong ngành y mà cứ sợ thì làm sao có thể góp sức để đẩy lùi dịch bệnh”, điều dưỡng Đạt chia sẻ.
Đạt quyết định gọi về gia đình hai bên xin hoãn đám cưới, nhanh chóng chuẩn bị hành lý ra xe để cùng các đồng nghiệp khác đến Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
“Bố mẹ và bạn gái cũng thường nhắn tin, gọi điện động viên tôi cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Đạt chia sẻ.
Khu vực cách ly đặc biệt ở Bệnh viện dã chiến Củ Chi. |
Hơn một tháng qua, công việc của Đạt ở bệnh viện dã chiến là đo huyết áp, chuẩn bị hồ sơ bệnh án, thực phẩm, đồ dùng cá nhân cho bệnh nhân nhiễm Covid-19… Phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nhưng đã được tập huấn, chuẩn bị trước các kỹ năng phòng chống dịch, tránh lây nhiễm nên Đạt khá yên tâm khi làm nhiệm vụ.
“Công việc nguy hiểm, có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào nhưng tôi và các đồng nghiệp không ngại. Chúng tôi lập một nhóm chát để ngoài chia sẻ kinh nghiệm làm việc, còn chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ, giúp nhau quên đi nguy hiểm trong công việc, nỗi nhớ nhà, người thân”, Đạt kể.
Tết Nguyên đán vừa qua là năm đầu tiên Đạt phải đón giao thừa xa gia đình, xa người yêu. Tuy nhiên, ở bệnh viện dã chiến, cùng đồng nghiệp trải qua khoảnh khắc chuyển giao năm cũ - năm mới, anh được an ủi phần nào.
Ngày 19/2, Đạt hoàn thành nhiệm vụ chống dịch bệnh Covid-19 ở Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
Rời bệnh viện dã chiến, anh và các đồng nghiệp sẽ phải thực hiện cách ly theo quy định. “Sau khi kết thúc những ngày cách ly, việc đầu tiên tôi làm là đặt vé máy bay về nhà thăm bố mẹ và bạn gái. Thời gian qua, tôi đã rất nhớ họ”, điều dưỡng quê Quảng Ngãi nói.
Khóc khi nghe con gái nói: “Con nhớ mẹ”
Cùng làm nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi lần này còn có điều dưỡng Nguyễn Thị Phương Trang, 31 tuổi, đang công tác tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Chị Trang là mẹ đơn thân nuôi con gái 6 tuổi. Khi nhận quyết định phân công đến Bệnh viện dã chiến Củ Chi làm việc, chị phải gửi con gái nhỏ cho bố mẹ chăm sóc. Xa mẹ, con gái buồn nhưng chị động viên con: “Mẹ đi làm nhiệm vụ rồi lại về”.
Suốt 5 tuần ở bệnh viện dã chiến, công việc của chị là trực tiếp chăm sóc những bệnh nhân Covid-19. Đó là ngày hai lần, 6h và 16h, chị xuống phòng bệnh phát thuốc, phụ bác sĩ lấy máu, đo điện tim cho bệnh nhân... Xong việc, cởi bộ đồ bảo hộ, thay quần áo, chị gọi video nói chuyện với con gái nhỏ.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Phương Trang. |
Được gặp mẹ, con gái chị líu lo đủ chuyện rồi kết thúc bằng câu nói: “Con nhớ mẹ”. Nghe con nói, nước mắt người mẹ chảy dài nhưng chị phải nhanh chóng gạt đi, để cùng các đồng nghiệp làm nhiệm vụ.
Chị Trang cho biết, dịp Tết vừa qua, dù nhà chỉ cách chỗ làm vài chục km, nhưng chị phải đón giao thừa xa con gái.
“Mình có chút buồn vì xa con ngày Tết nhưng bé cũng hiểu chuyện nên mình cũng an tâm công tác”, chị Trang vui vẻ nói.
Ngày 20/2, chị Trang hoàn tất đợt công tác tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
“Tôi sẽ phải cách ly 14 ngày nữa, nếu kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19, tôi mới được về với con. Nhưng tôi vui vì mình được góp sức mình vào công cuộc phòng chống dịch bệnh của đất nước”, người mẹ này nói.
Bác sĩ Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc Bệnh viện dã chiến Củ Chi, cho biết, tính đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận 177 bệnh nhân dương tính với Covid-19 và cách ly hơn 800 trường hợp thuộc diện F1.
Mỗi đợt, bệnh viện đón khoảng 40 nhân viên y tế đến làm việc trong 5 tuần. Sau đó, tất cả nhân viên y tế được lấy mẫu xét nghiệm và cách ly 14 ngày, bàn giao công việc cho các đợt tiếp theo.
Bác sĩ Dũng cũng cho biết, ngày 10/2 là ngày kỷ niệm Bệnh viện đã chiến Củ Chi thành lập được một năm. Hơn một năm qua, tỷ lệ điều trị thành công của cơ sở này gần như tuyệt đối, chỉ 2 trường hợp có dấu hiệu bất thường chuyển về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là BN32 (nhập cảnh từ Mỹ) và BN91 (nam phi công người Anh).
Xem thêm video: Thu nhập tiền triệu nhờ nghề lặt lá mai thuê dịp Tết
Tú Anh
Vợ chồng ông M. đang chuẩn bị đi dự đám cưới thì nhận được thông tin cả hai trở thành F1. F0 của họ là khách vào ăn tại quán cơm nhà ông, vài ngày trước.
(责任编辑:La liga)