Trong căn nhà lá xập xệ,ỗisợmơhồcủangườiphụnữnghèonămgánhnợsoi keo bet88 hở trước hở sau, ánh nắng hắt xéo xuống mái lá đã mục, rọi thẳng vào bàn khiến cô bé Phương Thi (7 tuổi) chảy mồ hôi ròng ròng. Chiếc quạt cọc cạch – một trong những tài sản đáng giá nhất của gia đình em cũng không xua nổi cái nóng gay gắt giữa trưa hè. Thế nhưng nét bút của Thi vẫn thẳng tắp, ngay ngắn.
Phương Thi là con gái út của chị Nguyễn Thị Chúc Giang (SN 1987). Trên em còn có anh trai Trường Thịnh. Cả hai đều chăm ngoan, học giỏi và hết sức nghe lời cha mẹ. Bữa cơm hôm nay của hai anh em khác với mọi ngày. Đó là bên cạnh mớ rau muống dại, vài trái đậu bắp thì còn thêm một đĩa đầu tôm rang “bổ sung canxi”, như lời chị Chúc Giang nói.
Bé Phương Thi cần mẫn học bài cạnh chiếc giường cũ nát |
“Vậy còn những bữa khác thì sao?”, tôi hỏi. Chị ngập ngừng: “Có rau ăn rau, có cháo ăn cháo…”. Người hàng xóm đứng đó mách, có bữa, tôi trông thấy con bé Thi ăn cơm trộn với đường, vì mẹ nó không có tiền mua thức ăn. “Chao ôi đến là tội!”, bà thở dài chua xót.
Những người mới chứng kiến, có lẽ không thể hiểu hết được sự khốn khó của gia đình nhỏ này, dễ dàng buông lời trách móc khi thấy cha mẹ để các con ăn khổ, sống khổ vậy. Nhưng chỉ những người dân ở ấp Trung mới thấu hiểu được sự khó khăn lẫn hi sinh của đôi vợ chồng trẻ.
Chị Giang là con gái thứ hai trong gia đình có 5 người con. Anh trai bị khuyết tật bẩm sinh, chị bất đắc dĩ trở thành người chị lớn nhất trong nhà. Đang học dở lớp 6, ba chị gặp tai nạn nghiêm trọng, phải nằm viện nhiều tháng ròng. Chị Giang buộc lòng bỏ học dồn sức chăm sóc anh và các em. Khi ấy đứa em nhỏ nhất mới vừa tròn 1 tuổi.
Tai nạn của ba tốn kém nhiều chi phí, mẹ chị Chúc Giang bán hết đất ruộng, vay mượn người thân, thậm chí cầm cố căn nhà vay lãi bên ngoài mới cứu được. Không có tiền trả, nhà mất, khoản nợ hàng trăm triệu treo đó chưa biết khi nào trả hết.
Người anh tật nguyền của chị Giang hiện đang sống cùng cha mẹ già yếu trong căn nhà tình thương |
Từ năm 12 tuổi, chị Giang đã theo mẹ đi nhổ cỏ, cấy thuê, bán hàng rong, bán vé số, lớn hơn chút xin đi làm công nhân. Có bao nhiêu tiền, chị gom góp đưa mẹ, cứ như vậy cho đến lúc kết hôn. Hai vợ chồng cật lực làm việc vẫn không trả xong nợ.
Gánh nặng kinh tế khiến người chồng đầu tiên bỏ chị mà đi, để lại đứa con thơ dại. Chị Giang đến với chồng sau trong tâm trạng thấp thỏm, tủi hổ xen lẫn hạnh phúc. Áp lực nợ nần tiếp tục dồn cả lên anh chị. May mắn anh Hân, chồng hiện tại của chị Giang là người thấu hiểu, chưa từng trách móc vợ. Anh chỉ buồn và thương vợ vì chẳng thể kiếm ra nhiều tiền thêm nữa.
“Trả mãi không hết nợ, có lúc tôi rủ chồng con bỏ xứ mà đi. Nhưng nhìn lại thấy ba đau yếu, mẹ vất vả chăm thêm anh trai tàn tật, tôi không đành lòng”, chị nghẹn ngào. Hiện tại chị vẫn nợ người ta 60 triệu đồng tiền chữa cho cha. Cái nghèo khổ đeo bám chị từ thuở con gái, đến tận 20 năm sau vẫn chưa buông.
Điều khiến chị Giang trăn trở nhất là hai đứa con nhỏ của mình. Cậu con trai vừa học hết lớp 6, bé út học xong lớp 2. Các con vô tư, ngoan ngoãn và hiểu chuyện, chẳng đòi hỏi cha mẹ một điều. Cứ hết năm học, chúng lại đem giấy khen về khoe mẹ. Xen lẫn trong niềm tự hào, vui mừng, chị Giang lại mang một nỗi lo vô hình. Chị sợ khi không đủ sức nữa, các con sẽ phải thất học giống cha mẹ chúng.
Đầu tôm rang - món mặn quý giá cho mấy đứa nhỏ |
Hai anh em Trường Thịnh, Phương Thi liên tục nhận được giấy khen |
Ông Nguyễn Văn Nha, Tổ trưởng Tổ 2, Ấp Trung, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An cho biết, vợ chồng chị Giang đều là người hiền lành, chịu khó làm ăn, không chơi bời đua đòi. Tuy nhiên do cứ mãi lo trả nợ cho cha mẹ, lại nuôi con nhỏ nên gần chục năm rồi vẫn chẳng có tiền sửa sang lại căn nhà dột nát.
Cũng đã có lúc lâm vào bế tắc, chị Giang suy nghĩ đến việc cho lũ trẻ thôi học, để trả hết nợ rồi tính tiếp. Nhưng nghĩ đến số phận của mấy anh chị em, ai cũng lam lũ, khổ sở mà cứ nghèo quá, chị lại mong sao con mình sẽ vượt qua khỏi cái vòng tròn luẩn quẩn mà gia đình chị đang mang.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: