Sốt đến ngày nào nên xét nghiệm sốt xuất huyết?_tỷ số & tỷ lệ trực tuyến

Chiều 5/9,ốtđếnngàynàonênxétnghiệmsốtxuấthuyếtỷ số & tỷ lệ trực tuyến thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (tính từ ngày 1-4/9), có 851 bệnh nhân sốt xuất huyết ở thành phố này phải nhập viện điều trị, nâng tổng số ca bệnh đang điều trị tại các cơ sở y tế thuộc Hà Nội lên gần 1.300 ca.

Một tuần trước đó, từ 25-31/8, Hà Nội ghi nhận gần 1.130 ca sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã. Đây là tuần thứ 2 liên tiếp số ca mắc vượt mốc 1.000 ca/tuần, tuần sau cao hơn tuần trước. 

Đến hết tháng 8, Hà Nội ghi nhận gần 6.700 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2022). CDC Hà Nội dự báo đỉnh dịch năm 2023 sẽ rơi vào tháng 9, 10, với số mắc không dưới 19.000. 

Điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: Kiên Quyết

Trong gần 1.300 ca sốt xuất huyết đang điều trị, có 35 ca nặng. Không ít cơ sở y tế tại Hà Nội tiếp nhận những ca bệnh vào viện trong tình trạng tiểu cầu giảm sâu và nhanh, men gan tăng cao do dùng thuốc hạ sốt tại nhà không đúng cách, nhiều ca bệnh có dấu hiệu cảnh báo.

Đến nay, Hà Nội ghi nhận ít nhất 2 ca tử vong vì sốt xuất huyết trong năm 2023. Một trường hợp là nam thanh niên 19 tuổi ở Hà Đông, ca thứ 2 là người phụ nữ 45 tuổi ở Hoàn Kiếm. Hai ca bệnh này đều diễn biến chuyển nặng rất nhanh.

Trong 4 type virus Dengue, Hà Nội hiện lưu hành 2 loại là DEN-1 và DEN-2. Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Mạnh Hà, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, cho biết, khi mắc type virus DEN-2, bệnh thường nặng hơn so với các type còn lại.  

Nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết ở ngày thứ mấy từ khi sốt?

Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Dù mức độ nhẹ có thể được chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh vẫn cần đi khám để được chẩn đoán và theo dõi bởi có thể tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thảo, Phó trưởng khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, khoảng thời gian ngày 3-7 là lúc bệnh chuyển biến nặng, vì thế nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết vào ngày thứ 3 từ khi khởi sốt. 

"Cần nhập viện khi bệnh nhân có triệu chứng vật vã, lờ đờ, li bì, không ăn uống được, đau bụng, nôn, có triệu chứng xuất huyết trên da, xuất huyết niêm mạc", bác sĩ Thảo cho hay.

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường bắt đầu hạ sốt từ ngày thứ 3, dẫn tới tâm lý chủ quan vì nghĩ rằng hết sốt là đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, khoảng thời gian ngày 3-7 mới là lúc bệnh chuyển biến nặng. Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu rất nhiều gây ra những biến chứng như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam…

Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, đây là giai đoạn cần được bác sĩ theo dõi sát sao.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bình An, Khoa Bệnh lây đường máu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cũng lưu ý khi bệnh nhân hết sốt thường giảm tiểu cầu, gây nguy cơ xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hoá như đi tiểu ra máu, đại tiện phân đen… Nguy cơ lớn nhất là bệnh nhân bị ngã, gây xuất huyết não. Do đó, bệnh nhân đến khám nên có người nhà đi cùng để tránh tình trạng choáng, ngất do tiểu cầu xuống thấp.

Hà Nội ghi nhận 2 ca tử vong đầu tiên trong năm nay vì sốt xuất huyếtMột nam thanh niên 19 tuổi và một phụ nữ 45 tuổi tử vong sau vài ngày có dấu hiệu sốt xuất huyết. Điểm chung của hai ca bệnh là diễn biến tăng nặng rất nhanh.
Cúp C2
上一篇:Khóa xác thực của Việt Nam được được Microsoft khuyến nghị sử dụng
下一篇:Cuộc đời buồn của cậu bé rừng xanh được bầy sói nuôi dưỡng