Tinh gọn bộ máy để có nguồn lực đầu tư an sinh xã hội, tăng lương_kèo bóng đá số

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết,ọnbộmáyđểcónguồnlựcđầutưansinhxãhộitănglươkèo bóng đá số một trong những lý do không thể tăng lương được trong thời gian tới là do bộ máy cồng kềnh. Với bộ máy hiện nay, nếu tăng lương thì số tiền chi sẽ lên 80-90% ngân sách, không còn tiền để chi những việc khác.

"Phải tinh gọn bộ máy, tiếp tục giảm biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực đầu tư, phát triển. Bộ máy cồng kềnh kìm hãm sự phát triển", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Thêm nguồn lực đầu tư cho an sinh xã hội

Trao đổi với phóng viên Dân trí, đại biểu Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, cho biết, cử tri và nhiều người cao tuổi rất phấn khởi khi Tổng Bí thư Tô Lâm nói sẽ tinh gọn bộ máy, tiếp tục giảm biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực đầu tư, phát triển.

Theo ông Cừ, tinh giản biên chế gắn với sắp xếp lại bộ máy hành chính Nhà nước, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Điều này sẽ có tác động lớn tới việc cân đối lại tình hình chi ngân sách theo hướng giảm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển.

Tinh gọn bộ máy để có nguồn lực đầu tư an sinh xã hội, tăng lương - 1

Đại biểu Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam (Ảnh: CTV).

Ông Cừ cho rằng, muốn tiết kiệm chi ngân sách thì phải thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên.

Đồng thời, cần đổi mới khu vực sự nghiệp công, nâng cao năng lực tự chủ, giảm phần chi trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị này, qua đó dành nguồn lực thực hiện cho nhiều ưu tiên cấp bách khác, nhất là chi cho đầu tư phát triển, chi an sinh xã hội.

Việc giảm tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp, giảm biên chế để cải cách hệ thống tổ chức bộ máy sẽ tạo điều kiện nâng lương, tiết kiệm được nguồn kinh phí lớn để tạo nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương, theo ông Cừ.

Vị đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho biết, người dân rất tin tưởng khi tinh gọn được bộ máy cồng kềnh hiện nay, đất nước sẽ có thêm những nguồn lực để đầu tư phát triển, đầu tư cho an sinh xã hội. Người dân cũng kỳ vọng Trung ương sẽ dành nguồn lực để tăng lương cho cán bộ công chức, đặc biệt là lương hưu.

"Việc tăng lương cho cán bộ công chức, đặc biệt là lương hưu sẽ giúp cán bộ yên tâm công tác, cống hiến và cũng sẽ nâng chất lượng sống của người dân, bảo đảm an sinh xã hội", Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi kỳ vọng.

Tinh giản bộ máy tác động lớn tới chính sách tiền lương

Nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, hiện nay chi thường xuyên và chi cho lương chiếm tỷ lệ lớn trong tổng ngân sách chi hàng năm của Việt Nam, cao hơn so với nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ còn 30% chi cho đầu tư phát triển, chi cho an sinh xã hội, như vậy đất nước sẽ khó phát triển được.

Do vậy, các đại biểu cho rằng, tinh giản phải đảm bảo hiệu quả, hiệu lực, gần gũi với người dân, tạo niềm tin của người dân và mục đích cuối cùng là giảm chi thường xuyên, giảm chi lương và những khoản kèm theo lương để chi cho đầu tư phát triển, chi cho an sinh xã hội.

Vấn đề tăng lương nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên cả nước.

Tinh gọn bộ máy để có nguồn lực đầu tư an sinh xã hội, tăng lương - 2

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương (Ảnh: Phạm Thắng).

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, cho rằng, tăng lương là điều mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đều mong đợi. Việc tăng lương cơ sở từ 1/7 vừa qua là điều rất đáng mừng.

Về tăng lương trong thời gian tới, theo bà Nga, còn phải phụ thuộc vào nguồn ngân sách và tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Để thực hiện được tăng lương cần đi đôi với việc sắp xếp lại bộ máy và tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả.

"Với một bộ máy cồng kềnh tôi tin chắc rằng phần tiền lương chúng ta bỏ ra để chi trả rất tốn kém. Hiện tại, chúng ta đang nỗ lực để sắp xếp lại bộ máy sao cho tinh gọn và hiệu quả hơn", bà Nga nói.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, cho biết, việc thực hiện cải cách hành chính, tinh giản bộ máy hiệu lực, hiệu quả tác động lớn tới chính sách tiền lương. Đây là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình cải cách tiền lương.

Theo ông Dĩnh, việc cải cách hành chính gắn với tinh gọn bộ máy có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính quyền vì dân. Tuy nhiên, bộ máy hành chính còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc đầu mối, nên nếu không tiếp tục tinh giản bộ máy, sắp xếp cho hiệu quả sẽ không thể tinh giản biên chế cũng như tạo ra bộ máy hiệu lực, hiệu quả như mong đợi.

"Sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả hơn. Điều này giúp giảm thời gian và chi phí liên quan đến quản lý tiền lương, đồng thời tăng tính linh hoạt, đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của người lao động và doanh nghiệp", nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhìn nhận.

Đảm bảo mọi người đều hưởng lợi từ việc tăng lương

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho hay, hiện nay nếu nhìn số lượng biên chế công chức của nước ta so với GDP, dân số là rất cao so với thế giới. Có tình trạng "giảm chỗ nọ lại phình chỗ kia và chỗ cần tăng lại giảm và chỗ cần giảm, báo cáo giảm nhưng thực chất lại tăng".

Tinh gọn bộ máy để có nguồn lực đầu tư an sinh xã hội, tăng lương - 3

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân, Bình Dương (Ảnh: Phạm Thắng).

Ông Huân cho rằng, chính vì tinh giản biên chế chưa đạt yêu cầu dẫn đến việc chi trả lương chiếm tỷ lệ rất lớn trong chi thường xuyên.

"Lương cán bộ, công chức phải tăng để đảm bảo với xu thế, không khác biệt giữa khu vực công, tư. Đây là vấn đề đặt ra và điều quan trọng nhất cần làm là phải tinh giản biên chế thực chất, với số lượng đáng kể, để quỹ lương giảm và lương phải tăng cho những người ở lại", ông Huân nêu ý kiến.

Đồng thời, ông  Huân cũng cho rằng phải cân đối lại để xem những nội dung chi thường xuyên nào đáng cắt thì phải cắt giảm.

Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho rằng, tiền lương luôn là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Theo ông Huân, khu vực công là khu vực còn nhiều bất cập, cơ chế trả lương còn những hạn chế nhất định. Trung ương đã nhấn mạnh để thay đổi cần phải sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đánh giá cán bộ công chức, tăng nguồn, tăng ngân sách… để cải cách lương cho công nhân, viên chức.

"Cần tính toán kỹ việc cải cách lương hưu, để đảm bảo cho mọi người đều hưởng lợi từ việc tăng lương và không ai bị bỏ lại phía sau", ông Huân nêu ý kiến.

Đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) khẳng định, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta tinh giản bộ máy, giảm biên chế là hoàn toàn đúng đắn và đã triển khai thực hiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiệu quả của công việc này vẫn chưa như mong đợi.

Theo ông Thân, có thể hiểu bộ máy tinh gọn, biên chế giảm, tiền lương người thi hành công vụ sẽ tăng; mỗi nhiệm vụ chỉ giao một cơ quan, một tổ chức sẽ tránh tình trạng trùng lắp, chồng chéo; chế độ trách nhiệm cũng sẽ rất rõ ràng, hiệu lực, hiệu quả.

Từ đó, ông Thân cho rằng hoạt động của bộ máy sẽ dần được cải thiện và tăng lên không ngừng.

"Đó là điều mong đợi của cử tri đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Phải làm sao điều tiết các mặt của đời sống xã hội tốt hơn, giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp nhanh hơn, hiệu quả hơn", ông Thân cho biết.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Tại sao người dân ở 146 Quán Thánh… 'muốn' sống cùng nước cống?
下一篇:Hai thanh niên bị nhóm giang hồ truy sát tại Đồng Nai