Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội ngày 21/8 cho biết,ệtngónchânxuốngđườngngàysaungườiphụnữởHàNộibấtngờcứnghàket qua bong đa ý nữ bệnh nhân lớn tuổi quê ở Phú Xuyên. Vết thương ở ngón chân bị sưng lên nhưng bà không tiêm phòng uốn ván. Sau khi xuất hiện tình trạng cứng hàm, khó há miệng, ăn uống rơi vãi, bà được người nhà đưa vào Bệnh viện Bạch Mai điều trị, chẩn đoán mắc uốn ván.
Đây là một trong 3 ca uốn ván Hà Nội vừa ghi nhận trong thời gian gần đây. Hai trường hợp còn lại đều là nam giới, ở Ba Vì.
Một người 65 tuổi va phải cạnh bê tông cứng dưới ruộng bùn và bị thương ở gan bàn chân phải, sưng nề, về nhà tự rửa vết thương và uống kháng sinh nhưng không tiêm phòng uốn ván. Sau đó, ông thấy đau nhức nhiều tại vết thương, cứng nhẹ cơ hàm, nói khó, ăn uống kém. Đi khám tại Bệnh viện Quân y 105, ông được chẩn đoán uốn ván, bác sĩ chuyển tuyến cho ông lên điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Người còn lại là nam bệnh nhân 50 tuổi. Trước khi vào viện 14 ngày, bệnh nhân va vào đinh sắt ở chuồng thỏ và bị xước da, chảy máu vùng mu bàn tay phải nhưng không tiêm phòng uốn ván. Sau khi xuất hiện cứng hàm, mỏi miệng, nuốt sặc, bệnh nhân được người nhà đưa vào Bệnh viện Bạch Mai và được chẩn đoán mắc uốn ván.
Như vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận18 trường hợp mắc uốn ván (2 ca tử vong), tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ 2022.
Uốn ván là bệnh nguy hiểm. Điểm chung của nhiều ca uốn ván là người dân có thể mắc bệnh chỉ qua một vết xước hay vết thương nhỏ trên da trong quá trình sinh hoạt, lao động nhưng không sơ cứu, không tiêm phòng. Điều này tạo điều kiện cho trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng, đe dọa tính mạng.
Suýt chết vì uốn ván do thói quen nhiều người Việt hay làm sau bữa ănNgười đàn ông thường xuyên dùng tăm tre hoặc các vật sắc nhọn để xỉa răng, nhiều lần chảy máu. Đến khi đau mỏi người, cứng cơ hàm, khó ăn uống, ông vào viện cấp cứu, chẩn đoán nhiễm trùng uốn ván.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)