Người chọn chưa biết “mặt mũi” sách ra sao
Chia sẻ với VietNamNet,ữngvấnđềđặtrakhichọnsáchgiáokhoacủachươngtrìnhgiáodụcphổthôngmớkết quả bóng đá vô địch trung quốc hiệu trưởng một trường tiểu học ở Hà Nội cho hay đến nay bản thân chưa được xem qua bộ sách giáo khoa mới nào.
Bà chỉ nghe "loáng thoáng" rằng các phòng GD-ĐT sẽ tổ chức các hội thảo và tại đó, các hiệu trưởng sẽ ngồi lại với nhau, đưa ra các ý kiến và đi đến thống nhất chọn bộ sách phù hợp với đặc điểm địa phương.
Tương tự, bà Đ.T.V (Phó hiệu trưởng một trường tiểu học tại tỉnh Đồng Nai) bày tỏ: “Đến giờ, chúng tôi còn chưa biết sách có nội dung ra sao thì chưa thể nói đến việc chọn lựa. Do đó, chưa có kế hoạch gì cho việc chọn sách hay thành lập hội đồng”.
Các bộ sách giáo khoa lớp 1 được giới thiệu tại một hội thảo cuối tháng 11. Ảnh: Thanh Hùng |
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tại một trường tiểu học ở Nghệ An thông tin: Trường chưa hề “đả động” gì đến việc chọn sách, ngoại trừ có một số giáo viên đi tập huấn.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 5, TP.HCM cũng chưa biết "mặt mũi" các bộ sách nên chưa thể nói về việc chọn lựa lúc này. Giáo viên của trường đang đi tập huấn, sau khi mua 32 đầu sách và đọc mới có thể thảo luận.
Theo tính toán, công việc chọn SGK cho năm học 2020-2021 sẽ phải hoàn tất trong tháng 3/2020 để còn kịp thời gian cho các khâu chuẩn bị. Hướng dẫn chọn sách đang ở dạng dự thảo đến hết ngày 30/1/2020. Sớm nhất cũng phải đến đầu tháng 2/2020, mới có hướng dẫn lựa chọn sách, từ đó cơ sở mới bắt tay vào triển khai.
Nhưng nhiều hiệu trưởng cho rằng, thực tế thì để chọn sách, giáo viên không chỉ cần có đầy đủ các bản mẫu để được xem, mà còn phải có thời gian để được dạy thử, thảo luận về tính ưu việt, phù hợp của từng sách.
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) chia sẻ: “Đến thời điểm này giáo viên vẫn chưa được tiếp cận các bộ sách nên vẫn chưa thể lựa chọn được. Do vậy, chúng tôi mong muốn các nhà xuất bản cung cấp kịp thời để các trường có thời gian đọc kỹ tất cả các bản SGK để có thể sớm dạy thử hoặc mời chuyên gia đến dạy thử. Từ đó, giáo viên mới có thể chắt lọc, tham khảo giá trị của từng cuốn và tạo thành bài giảng của riêng mình để đưa ra quyết định lựa chọn chính xác”.
Thách thức trước kim tiền
Quyền chọn sách trong tay ai cũng là “quả bóng đá đi đá lại” khá nhùng nhằng. Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội từ năm 2014 thì quyền này thuộc về các cơ sở giáo dục, với tiếng nói của giáo viên, phụ huynh. Nhưng Luật Giáo dục sửa đổi thông qua vào giữa năm 2019 thì đã đưa quyền lựa chọn về UBND các tỉnh, thành. Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị các bước, thậm chí còn thông báo như “đinh đóng cột” tại cuộc họp báo hồi cuối tháng 11/2019 là UBND các tỉnh sẽ chọn sách cho học sinh. “Đùng một cái”, vài ngày sau đó, Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu phải đưa “quả bóng” trở về tay các giáo viên, phụ huynh với lý do: Luật Giáo dục đến tháng 7/2020 mới có hiệu lực thi hành. Vậy là Bộ GD-ĐT phải chuẩn bị song song cả 2 hướng. Một mặt, ban hành dự thảo thông tư hướng dẫn chọn sách áp dụng trước tháng 7/2020; một mặt vẫn phải chuẩn bị văn bản pháp lý để “đưa bóng về sân gôn” UBND tỉnh, thành.
Dù “quả bóng” ở trong tay cơ sở giáo dục hay UBND tỉnh, thành thì các Sở GD-ĐT đều đóng vai trò quan trọng. Chẳng hạn, với phương án “cơ sở lựa chọn”, thì Sở GD-ĐT cũng phải đặt ra các tiêu chí cho địa phương mình. Còn phương án UBND tỉnh quyết định, thì Sở cũng là nơi tham mưu chủ chốt.
Câu chuyện NXB Giáo dục Việt Nam chi “lương tháng” cho lãnh đạo Sở GD - ĐT TP.HCM từ năm 2015 đặt ra vấn đề: Các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương sẽ ứng xử như thế nào khi có các lợi ích kinh tế hay những ràng buộc "dây mơ rễ má" chi phối.
Hiện nay, mới có 3 trong số 6 nhà xuất bản được phép làm sách giáo khoa tham gia thị trường sách đặc biệt này. Đó là NXB Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản ĐH Sư phạm và NXB ĐH Sư phạm TP.HCM. Trong đó, NXB Giáo dục Việt Nam chiếm ưu thế với 24/32 đầu sách.
Ông Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng các Sở GD-ĐT phải đặt mục tiêu giáo dục lên hàng đầu, thay vì đặt lợi ích kinh tế lên hay bị chi phối bởi quà cáp, hối lộ, để ra những quyết định không phù hợp.
“Chuyện doanh nghiệp tìm cách tác động vào kết quả của một số công việc là điều có. Nên cần có hàng rào pháp lý tốt và đủ chặt chẽ thì sẽ hạn chế được".
Theo ông Thi, quy định là một chuyện nhưng trên thực tế có thực hiện hay không lại là chuyện khác và thường ở Việt Nam lại yếu ở chỗ thực thi chưa nghiêm túc.
Do đó trách nhiệm của công dân và tính liêm chính của công chức cần được đề cao khi đóng vai giám tuyển.
Theo ông Thi, việc thực thi chính sách cạnh tranh lành mạnh để sách giáo khoa đa dạng thành công hay không phụ thuộc không nhỏ phần thực thi của các sở GD-ĐT với vai trò tham mưu. Tuy nhiên, không chỉ trách nhiệm của các sở mà cả các cơ quan hữu quan của địa phương.
“Những người có liên quan đến công việc chọn sách đều có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực, do đó đều phải có trách nhiệm. Địa phương còn có cả UBND, Sở GD-ĐT và phòng GD-ĐT các quận, huyện,…”.
Quyền lựa chọn của phụ huynh: Hữu danh vô thực?
Phụ huynh chỉ có chưa đầy một năm để thực thi quyền chọn sách cho học sinh lớp 1 cùng với cơ sở giáo dục.
Theo ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội, 2 đối tượng để hỏi ý kiến là học sinh và cha mẹ học sinh đều không khả thi. Bởi lẽ, trước tháng 3/2020 các cơ sở giáo dục phải chọn xong sách, nhưng học sinh lớp 1 của năm học 2020 - 2021 sớm nhất cũng phải đến tháng 8/2020 mới tựu trường.
Trong khi các đối tượng khác là học sinh hiện đang học lớp 1 đến lớp 5 của năm nay và cha mẹ của các học sinh này đều là những đối tượng này không tham gia vào việc học chương trình lớp 1 mới.
Vì vậy, giáo viên – những người trực tiếp sử dụng sách để giảng dạy - sẽ phải là người giúp hiệu trưởng lựa chọn.
Ông Khang cũng khẳng định: “Dù có chọn bộ sách nào để giảng dạy đi chăng nữa, nhà trường cũng sẽ trang bị đủ các bộ SGK để giáo viên có thể chắt lọc, tham khảo giá trị của từng cuốn và tạo thành bài giảng của riêng mình”.
Ai chi tiền mua sách mẫu?
Ngoài chuyện “ngóng” sách, một vấn đề nữa đặt ra là ai sẽ chi tiền cho những bộ sách mẫu để có thể lựa chọn: Nhà trường hay các nhà xuất bản? Bởi điều này vẫn chưa có quy định rõ ràng.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay giáo viên các trường sẽ phải đọc hết 32 đầu sách để tham mưu cho ban giám hiệu lựa chọn. Để kịp cho công tác tập huấn giáo viên, các trường sẽ phải đặt mua 32 đầu sách này.
Có thể TP.HCM quyết định sớm việc các trường chủ động trong việc mua sách, nhưng nhiều địa phương khác, các trường vẫn chung chung câu: vẫn chờ!Hiện Bộ GD-ĐT khôn có hướng dẫn cụ thể về việc này.Và đương nhiên cũng không có quy định các đơn vị làm sách phải cung cấp cho các trường bản mẫu sách.
Phương án tiết kiệm nhất mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ tại một cuộc họp gần đây là đưa tất cả bản mẫu lên mạng để mọi người được xem. Tuy nhiên, hướng đi này, theo đại diện Bộ GD-ĐT là không thể thực hiện do lo ngại về vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ.
Thực tế, các nhà xuất bản và các đơn vị làm sách cũng khó có thể chấp thuận việc cung cấp bản mẫu sách miễn phí. Việc khả thi nhất có lẽ là các trường tự trang bị cho thư viện của mình tất cả bản mẫu của các bộ sách giáo khoa để giáo viên, phụ huynh, học sinh tham khảo.
Ông Lưu Đức Quang, giảng viên khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, cho rằng, đây là chính sách của nhà nước nên khi lấy sách mẫu thì ngân sách phải chi trả. “Điều này nằm trong quy trình chọn sách giáo khoa nên nhà nước phải chịu trách nhiệm. Hơn nữa, để chống lợi ích nhóm thì tốt nhất là không dùng tiền của doanh nghiệp. Khi nào trường chọn được bộ sách cho mình thì họ mới thông báo kết quả để phụ huynh học sinh mua sách của NXB” - ông Quang nói.
Nhóm phóng viên giáo dục
- Thông tin NXB Giáo dục Việt Nam chi tiền cho lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM trong việc biên soạn SGK khiến dư luận đặt ra vấn đề việc lựa chọn sách tới đây có khách quan?
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)