您的当前位置:首页 >Thể thao >Không thể so sánh bác sĩ mở phòng khám và giáo viên dạy thêm_boóng đá trực tuyến 正文

Không thể so sánh bác sĩ mở phòng khám và giáo viên dạy thêm_boóng đá trực tuyến

时间:2025-01-11 05:01:23 来源:网络整理编辑:Thể thao

核心提示

Tin thể thao 24H Không thể so sánh bác sĩ mở phòng khám và giáo viên dạy thêm_boóng đá trực tuyến

Sau khi đăng tải bài viết 'Bác sĩ mở phòng khám tư thì giáo viên dạy thêm là chính đáng',ôngthểsosánhbácsĩmởphòngkhámvàgiáoviêndạythêboóng đá trực tuyến VietNamNet đã nhận được ý kiến của rất nhiều độc giả bàn luận về vấn đề này.

Bác sĩ mở phòng khám không như giáo viên dạy thêm?

Độc giả Nguyễn Quyền đưa ra sự so sánh từ góc nhìn của mình: Bác sỹ không thể ép buộc bệnh nhân phải ra phòng khám tư của mình nhưng giáo viên thì khác.

Theo anh Quyền, đã có rất nhiều phụ huynh phản ánh nếu không đi học thêm, con của họ không thể theo được vì trên lớp cô giáo chỉ dạy qua loa, kiến thức chủ yếu được dạy thêm ở nhà. "Đây là lý do các con phải gánh áp lực chính từ giáo viên của mình nếu không đi học thêm. Bản thân tôi cũng phản đối việc dậy thêm, chỉ nên dạy đủ kiến thức giáo khoa bằng sự tận tâm truyền đạt hết nội dung trên lớp".

giao vien 3.jpeg
Nhiều độc giả VietNamNet không đồng tình khi so sánh việc bác sĩ mở phòng khám và giáo viên dạy thêm. Ảnh minh họa

Một độc giả khác phân tích: Bác sĩ mở phòng khám tư không thể phán hay ra y lệnh sai hoặc chèn ép người bệnh để họ phải khám ngoài giờ (nếu có cũng không... nguy hiểm bằng thầy cô dạy thêm).

"Trong khi đó, nói thẳng là nếu hợp thức hoá việc dạy thêm sẽ sinh nhiều tiêu cực mà ngành y lại không có. Ví dụ như tôi không khám bệnh viện này, có thể khám bệnh viện kia hay bác sĩ nọ. Còn học sinh mà không học thêm cô X thầy Y thì học ai? Rồi bị hành lên hành xuống. Những điều này đã xảy ra trong thực tế nên mới có chuyện mới cấm dạy thêm..." - độc giả này khẳng định.

Đồng suy nghĩ, độc giả Hoàng Thanh Tùng cho rằng: "Bác sĩ không có quyền lực mềm để gây áp lực khiến bệnh nhân bắt buộc phải ra phòng khám tư do mình mở, nhưng giáo viên lại có quyền đó. Chẳng hạn như giáo viên gợi ý đề thi ở lớp học thêm, đánh giá khắt khe hơn đối với những học sinh không đi học thêm... Đó là lý do chính để nghiêm cấm việc dạy thêm. Đưa kinh tế vào giáo dục là điều cực kỳ nguy hiểm".

Một độc giả cũng không đồng tình việc so sánh bác sĩ mở phòng khám với giáo viên dạy thêm, lý do vì: "Người bệnh thì có thể đụng đâu chữa đó, bệnh diễn ra bất đắc kỳ tử..., chứ người học không thể bạ đâu học đó được. Khách hàng của bác sĩ là bất cứ ai, còn khách hàng hiện tại của giáo viên dạy thêm toàn là học sinh do mình đang giảng dạy. Dạy thêm kiến thức gì hay chỉ toàn dạy trước những nội dung mà buổi tới sẽ học? Nói thì bảo vơ đũa cả nắm chứ đa phần học thêm hiện tại chỉ mục đích tăng thu nhập cho giáo viên".

Độc giả này cho biết anh đồng ý dạy thêm là chính đáng nếu: Dạy thêm có chứng chỉ hành nghề, có đóng thuế và lớp học có tổ chức, bàn ghế đúng quy chuẩn... Quan trọng học sinh học thêm không phải là học sinh mà giáo viên hay người thân của giáo viên đang trực tiếp giảng dạy.

Tuy nhiên, độc giả có tên Biên lại đặt vấn đề: "Ai nói bác sĩ mở phòng khám tư không tiêu cực? Bệnh nhân đến khám ở bệnh viện thì gây khó khăn, thực hiện đủ các loại thăm khám, xét nghiệm chụp chiếu rồi chờ đợi cho đến lượt được điều trị. Bệnh nhân không kiên nhẫn sẽ thăm khám dịch vụ, rồi bác sĩ hướng dẫn đến những phòng khám bên ngoài do mình phụ trách sẽ nhanh chóng, không phải chờ đợi xếp hàng...

Do vậy, theo tôi, việc dạy thêm là dạy kiến thức nâng cao, tham khảo để học sinh học hỏi thêm nhiều thứ, chứ không phải dạy trước bài lên lớp cho các cháu, ôn tập trước những bài kiểm tra... Việc dạy thêm học thêm nên thực hiện đúng với ý nghĩa của nó".

Trong khi đó, độc giả Đăng Vinh bày tỏ hoàn toàn đồng ý rằng "dạy thêm là quyền chính đáng", nhưng việc thực thi quyền chính đáng của mình không được xâm phạm quyền chính đáng của người khác.

"Trong trường hợp này đó là quyền quyết định có học thêm hay không, nếu học thêm thì học với ai... Vấn đề ở xã hội chúng ta bây giờ là nhiều thầy cô đã - bằng cách này hay cách khác - ép học sinh phải học thêm với mình! Nếu giải quyết được, việc dạy thêm sẽ là điều tốt cho xã hội: thỏa mãn được quyền dạy của người thầy và quyền học của người học".

Làm thế nào giải quyết sự bức xúc đã... 4, 5 chục năm nay?

"Lùi lại" xa hơn, nhìn lại nguồn gốc của việc dạy thêm, độc giả Đinh Nguyên nhận định "đây là thực tế xã hội đã có trong bốn, năm chục năm nay, gây bức xúc lớn".

"Cách đây năm sáu chục năm, để củng cố kiến thức cho học sinh kém, nhà trường chọn lựa mỗi lớp dăm em có sức học yếu kém nhất. Sau đó tập hợp cùng khối lớp, độ một hai chục em, mở lớp phụ đạo kiến thức vài buổi tuần, mỗi buổi độ hai giờ. Ở những lớp này, nhà trường bố trí thầy cô giỏi. Lớp do nhà trường tự trang trải, không thu bất cứ phí gì từ học sinh hoặc phụ huynh và xem đây là một trong những nhiệm vụ của trường. Vì vậy, học thêm hồi đó khác nay nhiều lắm.

Hoặc trường cũng làm cách đó với học sinh giỏi để đi thi huyện, tỉnh. Kết quả chất lượng giáo dục nâng lên, học sinh cảm thấy hạnh phúc khi nhà trường lo lắng cho mình và phụ huynh ủng hộ, biết ơn những thầy cô đã hết lòng vì tương lai con em họ. Tôi mong ngày nay cũng được như vậy".

Độc giả tên Bình cũng nhận xét chủ đề học thêm dạy thêm đã được bàn cãi năm này qua năm khác, trên khắp các diễn đàn.

"Theo tôi, năm 2024, Bộ GD-ĐT phải ban hành một quy định rõ ràng hơn: "Cấm" hay "Không cấm" các giáo viên trường công được dạy thêm. Nếu không cấm, các điều kiện bắt buộc các giáo viên phải tuân thủ là gì? Hình phạt là gì? Cơ quan địa phương nào (quận, phường, sở) có trách nhiệm đi thanh tra, xử phạt? Phụ huynh phát hiên sai phạm thì địa chỉ phản ảnh là gì?...".

Trong khi đó, độc giả Trần Tuấn Anh cho biết đang công tác trong ngành giáo dục và là cán bộ quản lý và chia sẻ: "Quan điểm của tôi là cấm triệt để việc dạy thêm của giáo viên các cấp".

Lý do anh Tuấn Anh đưa ra là: Thứ nhất, nếu học sinh học ở trường đã đạt yêu cầu trở lên về năng lực, phẩm chất hà cớ gì phải đi học thêm ngoài trường?

Thứ hai, nếu học sinh học ở trường chưa đạt yêu cầu, những em đó phải điều chỉnh cách học để theo kịp bạn bè hoặc giáo viên phải xem lại cách dạy của mình, nhà trường cần xem lại cách quản lý của mình. Nếu phải để học sinh đi học thêm ngoài trường mới đạt yêu cầu, chứng tỏ giáo viên và nhà trường đó chưa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.

"Tất nhiên, nhu cầu học tập, hiểu biết của con người là không có điểm dừng, nhưng cũng chính vì cái "không có điểm dừng" ấy mà con người ta nên biết dừng lại ở những gì là cơ bản, những gì là phổ thông. Như vậy, chúng ta nên để học sinh dừng lại ở những yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là đủ" - anh Tuấn Anh nêu quan điểm.

Còn độc giả Huỳnh Anh mong mỏi: "Giáo viên là những người biết nhất: từ học sinh tiểu học đã cả ngày trên trường nhưng đến 4h15 lại đưa hết về nhà cô dạy tiếp, đến học sinh cấp 3, 5h sáng đã học thêm. Học sinh không có bữa cơm gia đình đúng nghĩa, không có thời gian về quê thăm ông bà họ hàng... Vì vậy, Bộ GD-ĐT phải giúp người dân hiểu rõ tác hại của việc học thêm tràn lan, dựa vào đó có chế tài với giáo viên - những người hiểu rõ nhưng vì lợi nhuận mà bất chấp".

‘Không học thêm, con tôi khó đỗ vào trường top’

‘Không học thêm, con tôi khó đỗ vào trường top’

“Để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 6 trường chất lượng cao, các bạn trong lớp của con đã theo thầy cô chuyên luyện thi suốt từ năm lớp 4. Nếu không cho con đi ôn luyện, tôi sợ rằng cháu rất khó đỗ vào trường tốt”.