Công bố chậm,ánhàtăngBộXâydựngchỉđạonódu đoan bong đa hom nay chưa sát giá thị trường
Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành về việc xác định, công bố giá vật liệu xây dựng, thiết bị công trình, chỉ số giá xây dựng.
Theo Bộ Xây dựng, nhiều địa phương đã tổ chức xác định giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng bám sát diễn biến của thị trường và công bố định kỳ hàng tháng trong bối cảnh giá cả tăng, khó dự báo.
Một số địa phương xác định giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo quý, công bố chậm, chưa bám sát diễn biến thị trường hoặc chưa sát với giá thị trường |
Tuy nhiên vẫn còn một số địa phương xác định giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo quý, công bố chậm, chưa bám sát diễn biến thị trường hoặc chưa sát với giá thị trường. Nhiều danh mục công bố còn thiếu một số vật liệu xây dựng chủ yếu.
“Nếu tình trạng này còn kéo dài sẽ gây khó khăn, vướng mắc cho công tác lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng của các chủ thể liên quan, ảnh hưởng tiến độ thực hiện và công tác giải ngân của các dự án” – Bộ Xây dựng đánh giá.
Để tháo gỡ các khó khăn trong công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng, Bộ đề nghị các địa phương chỉ đạo sở xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng, thiết bị công trình trên địa bàn.
Bộ cũng lưu ý các địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá thị trường, tránh các hiện tượng "đầu cơ, thổi giá".
Bên cạnh đó, Bộ đề nghị rà soát, cập nhật các loại vật liệu xây dựng chủ yếu, thiết bị công trình phổ biến vào danh mục để công bố. Đối với các loại vật liệu chủ yếu, có biến động nhiều, tổ chức xác định, công bố giá vật liệu xây dựng, hàng tháng, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng.
Đối với các dự án, công trình được thực hiện theo cơ chế đặc thù thuộc đối tượng Nghị quyết số 43 của Quốc hội và dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Bộ Xây dựng đề nghị chủ động giao nhiệm vụ cho Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng.
Giá vật liệu xây dựng tăng cao, giá nhà nguy cơ lên mức cao mới |
Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác dự báo về khả năng cung - cầu trên địa bàn, biến động giá nhất là đối với các loại vật liệu xây dựng chủ yếu, khắc phục các trường hợp thiếu hụt nguồn, tránh tình trạng lợi dụng khả năng cung - cầu để đầu cơ, tăng giá, trục lợi.
Thép phi mã một tháng 6 lần tăng giá
Mới đây, các doanh nghiệp sản xuất thép thông báo, từ ngày 31/3, giá thép tiếp tục tăng. Đây là lần thứ 6 giá thép tăng liên tiếp trong vòng 1 tháng qua.
Ghi nhận từ đầu tháng 3 đến nay, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép đã có nhiều lần điều chỉnh giá. Gần đây, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen thông báo tăng giá 300 đồng/kg với các mặt hàng: tôn mạ, thép dây mạ, ống thép mạ kẽm và 2.000 đồng/m với mặt hàng tôn cách nhiệt Hoa Sen. Thời gian áp dụng giá bán mới là ngày 31/3.
Tương tự, từ 16/3, thép Kyoei, Việt Đức, Việt Nhật, Pomina cũng được điều chỉnh tăng thêm từ 500 - 650 đồng/kg đối với thép cuộn CB24 và thép thanh vằn D10 CB300, với mức giá từ 18.000 đồng/kg đến 19.800 đồng/kg.
Trước đó, ngày 15/3, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên (Tập đoàn Hoà Phát) cũng thông báo tăng thêm 600.000 đồng/tấn (chưa bao gồm VAT) với sản phẩm thép cây và thép cuộn xây dựng.
Ngoài đợt điều chỉnh vào ngày 15/3, trước đó, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên đã có các đợt tăng giá thép vào các ngày 10/3, 6/3 và 4/3. Còn từ đầu năm đến nay, giá thép cây liên tục được công ty này tăng giá. Từ đầu năm, giá thép cây tại doanh nghiệp này đã 6 lần được điều chỉnh tăng giá, với mức tăng từ 200.000-600.000 đồng/tấn.
Trong tháng 3, giá thép xây dựng Việt Ý cũng được điều chỉnh tăng giá 3 lần. Theo đó, giá thép cây D10 CB300 từ 17,07 triệu đồng/tấn lên mức 18,38 triệu đồng/tấn. Thép cây xây dựng loại D10 CB300 từ 17,46 triệu đồng/tấn tăng lên 18,78 triệu đồng/tấn.
Như vậy, chỉ trong tháng 3, với đợt tăng vào cuối tháng, thị trường thép trong nước đã trải qua 6 lần tăng giá. Lý do tăng giá thép được các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đưa ra trong mỗi đợt điều chỉnh chủ yếu là do tình hình giá phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nên phải điều chỉnh giá bán.
Tính từ đầu năm đến nay, giá thép cuộn xây dựng đã tăng tới 2,45 triệu đồng/tấn.
Ngoài thép, hàng loạt nguyên vật liệu xây dựng khác như xi măng, cát, bê tông,... cũng đua nhau tăng giá khiến nhiều chủ thầu xây dựng lao đao, nhiều công trình lo vỡ tiến độ, thua lỗ. Theo tính toán của nhiều chủ thầu xây dựng, mỗi công trình họ chỉ lời khoảng 3-5%. Khi giá vật liệu xây dựng tăng là nhà thầu phải chịu lỗ.
Giá vật liệu xây dựng tăng cao cũng khiến nhiều chủ đầu tư đau đầu. Nếu không tăng giá nhà thì sẽ bị lỗ mà tăng cao thì sợ không bán được nhà. Giá thành xây dựng tăng gây áp lực lớn lên giá bất động sản khiến các chủ đầu tư phải tính toán tăng giá bán bất động sản. Bởi hiện nay, chi phí vật liệu xây dựng chiếm 60-70% giá trị dự toán xây dựng công trình.
Đặc biệt, giá thép tăng mạnh ảnh hưởng lớn đến giá thành xây dựng. Tổng cục Thống kê tính toán, chi phí thép chiếm 12-16% tổng chi phí xây dựng công trình. Nếu giá thép xây dựng tăng 10% thì giá thành xây dựng các công trình sẽ tăng 1%.
Được biết, ngày 28/3 tới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị sẽ chủ trì cuộc họp trao đổi với các Bộ quản lý công trình chuyên ngành, UBND các địa phương, Hiệp hội Tư vấn xây dựng, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng, các Ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn, thi công xây dựng về khó khăn vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn Nhà nước ngoài đầu tư công và các giải pháp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc. |
Thuận Phong
Đầu năm 2021, chị Hạnh chần chừ mua nhà một phần vì chưa đủ tiền, một phần vì muốn chờ giá nhà đất giảm thêm. Nhưng không ngờ, bất chấp dịch bệnh, giá nhà đất vẫn tăng thậm chí có căn báo giá tăng 500 triệu chỉ sau vài tháng.
顶: 61348踩: 2895
评论专区