Trong ngành y,ỗibuồncủabệnhnhântâmthầnbịngườinhàbỏrơti lệ cuoc khi các bệnh nhân khỏi bệnh ra viện thì đó là khoảnh khắc hạnhphúc không những của người bệnh và người thân mà còn là hạnh phúc của các cán bộy tế. Gia đình họ đến đón trong niềm vui mừng tràn ngập, sẽ có hoa, nụ cười vàcả những giọt nước mắt đầy xúc động nữa...
Còn thú thật, bệnh nhân ra viện ởchuyên ngành “IC có vấn đề” của chúng tôi chắc chẳng bao giờ có được niềm vui“hoành tráng” và trọn vẹn như thế, tệ hơn là nhiều gia đình đã quay lưng bỏ rơingười bệnh và thế là...
Ngày....
Hôm nay đã sang tuần thứ ba kể từ khi người bệnh vô danh 1 vào viện, thểtrạng người bệnh đã khá lên rất nhiều. Cậu chịu tiếp xúc, thế là chúng tôi cũngbiết được tên cậu là Đinh Văn H. H. nói: “Cháu cũng không biết vì sao cháu xuốngdưới này”, cậu nói rõ địa chỉ gia đình thuộc phố BM, quận HM, TP. Hà Nội. Nhưngkhi hỏi cậu về gia đình thì cậu chỉ im lặng, vẻ mặt trĩu nặng một nỗi buồn, khichúng tôi ngỏ ý sẽ đưa cậu trở về gia đình thì cậu tỏ ra rất mừng. Thế nhưngtrái với mong mỏi của chúng tôi và người bệnh.
Khi về đến địa phương đã không có người nào chịu nhận là người thân của H.Chỉ khổ cho Khương và Hà, hai cậu y tá phải chạy đôn đáo cả ngày để giúp ngườibệnh, song kết quả cũng chỉ thêm một dòng chữ của trưởng công an phường và condấu đóng đỏ chót trong bệnh án chứng nhận rằng trước khi bị bệnh, bệnh nhân cóhộ khẩu tại đây. Màu con dấu thì đỏ chói mà trông cứ lạnh lẽo làm sao, nó làmtôi liên tưởng đến vẻ mặt lạnh lùng của cô nhân viên bán vé tàu thời bao cấp vớihành động sập cánh cửa bán vé và buông thõng một câu “Hết vé”. Khuôn mặt của H.trở nên u ám, đêm đó, cậu mất ngủ. Thế là hành trình trở về cuộc sống đời thườngcủa H. lại một lần bị lỡ hẹn.
Chuẩn bị điện não đồ cho bệnh nhân tại BV Tâm thần Hà Nội. Ảnh: PV |
评论专区