Chiều 13/5,òngchốnglừađảotrựctuyếnChỉbiệnphápkỹthuậtlàchưađủkết quả ulsan phiên chuyên đề Các giải pháp phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng thuộc Hội thảo Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của Trung tá Triệu Mạnh Tùng, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống, chống tội phạm mạng sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, Trưởng ban Kiểm tra Hiệp hội An ninh mạng quốc gia.
Theo Trung tá Triệu Mạnh Tùng, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng là thách thức mang tính toàn cầu, không chỉ ở Việt Nam. Tại một số quốc gia, chính phủ đã duy trì mô hình liên ngành để đấu tranh với tội phạm lừa đảo trực tuyến.
Ông Triệu Mạnh Tùng nhận xét:"Có thể xem tội phạm lừa đảo qua mạng hiện nay là một nghề dành cho những kẻ muốn kiếm tiền bất chính. Nhiều tập đoàn tội phạm huy động hàng trăm người tham gia hoạt động lừa đảo. Tình hình diễn biến ngày càng nghiêm trọng, phức tạp và không có chiều hướng suy giảm".
Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng là trách nhiệm chung của toàn xã hội và cần sự chung tay của các doanh nghiệp, bộ, ngành, địa phương. Để ngăn chặn lừa đảo trực tuyến một cách hiệu quả, cần giải quyết hai vấn đề chính: sự luân chuyển dòng tiền từ bị hại đến đối tượng lừa đảo; việc đối tượng lừa đảo sử dụng ứng dụng, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để lừa đảo.
Trong khuôn khổ phiên chuyên đề, nhiều giải pháp cụ thể từ các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp đã được đưa ra thảo luận để chia sẻ góc nhìn, kinh nghiệm trong thiết kế xây dựng sản phẩm, phương án ngăn chặn hai yếu tố nói trên.
Đại diện các doanh nghiệp nhận định, các hình thức lừa đảo ngày càng đa dạng. Tội phạm lợi dụng sự phát triển của công nghệ để xây dựng các phương pháp lừa đảo mới, dù vẫn là mục tiêu cũ nhưng các đối tượng dùng công nghệ mới để dễ dàng lấy thông tin, dữ liệu. Hiện nay, người dùng Việt tiếp xúc với nguy cơ lừa đảo trực tuyến hằng ngày, hằng giờ... Tuy nhiên, nhiều người có thói quen dùng phần mềm không bản quyền, là môi trường lan tỏa ứng dụng độc hại, trojan. Bên cạnh đó, còn có xu hướng tội phạm sử dụng AI deepfake để tái tạo gương mặt người dùng, tạo tài khoản trùng tên để lừa đảo người thân...
Một số doanh nghiệp như Viettel, VNPAY, MK, Momo đã sử dụng AI, Big Data để cải tiến sản phẩm theo hướng thông minh hơn, an toàn hơn, cảnh báo sớm các hình thức lừa đảo mới, hành vi bất thường cũng như các nhóm khách hàng dễ gặp rủi ro.
Theo đại diện Viettel, cần tăng cường hợp tác chia sẻ dữ liệu, cùng xây dựng và làm giàu nguồn dữ liệu giữa các doanh nghiệp. Viettel phát triển giải pháp hạ tầng số để triển khai cho cả người dân ở vùng sâu vùng xa với phương châm "không bỏ ai ở lại phía sau".
Để phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng, "mỗi người dân cũng cần tự bảo vệ chính mình vì nếu không, không ai có thể bảo vệ họ cả". Đây là khuyến nghị của Thiếu tá thạc sĩ Đào Đức Triệu, Phó Tổng thư ký Trưởng ban nghiên cứu, tư vấn chính sách, pháp luật Hiệp hội An ninh mạng quốc gia. Ông nhận định luồng chảy dữ liệu như một con sông, nhưng nhận thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân còn mất cân bằng, mọi người có tâm lý sẵn sàng đánh đổi thông tin đời tư, thông tin cá nhân để lấy sự tiện ích về mặt công nghệ.
Do đó, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, mấu chốt để phòng, chống lừa đảo là liên tục nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, không có kiến thức về an ninh mạng. Truyền thông là một kênh quan trọng, giúp họ nhận thức đúng đắn về các nguy cơ, rủi ro để tiếp cận, phòng ngừa trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Thanh Bình, chuyên gia tư vấn an ninh mạng toàn cầu FPT IS, đưa ra ba đề xuất: các tổ chức, doanh nghiệp đưa hoạt động phishing chủ động vào chương trình đào tạo nhận thức cho cán bộ, nhân viên, khách hàng; cơ quan quản lý nhà nước cân nhắc triển khai nền tảng phishing chủ động quy mô lớn phục vụ hoạt động đào tạo nhận thức an toàn thông tin ở quy mô toàn quốc; thường xuyên xây dựng, cập nhật các hình thức phishing theo tình hình thực tế để nâng cao hiệu quả truyền thông rộng rãi.
Ngoài ra, có thể chọn một tháng làm tháng nâng cao nhận thức an toàn thông tin, liên tục thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức chung; nghiên cứu đưa giáo dục an toàn thông tin vào chương trình đào tạo.
Ông Thái Trí Hùng, Phó Tổng Giám đốc cấp cao – Giám đốc công nghệ Momo, nhận thức khách hàng là một phần trách nhiệm của công ty. Vì vậy, Momo đã xây dựng các chương trình và áp dụng cơ chế game hóa để lồng ghép kiến thức cơ bản cho khách hàng dễ dàng hiểu và nắm được. Do các vùng tấn công (surface attack) trên môi trường số ngày càng rộng, Momo phải cập nhật liên tục nội dung truyền đạt. Ngoài ra, ví điện tử này cũng đang nắm trong tay đội ngũ data AI hơn 200 người, hai đội bảo mật độc lập và đội giám sát mạng xã hội để phân tích hành vi mới nhất, xây dựng biện pháp phòng, chống hiệu quả.