Ông George Chiu chia sẻ điều này tại chương trình "Phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực Khoa học và Công nghệ" do Đại sứ quán Mỹ tổ chức ở Hà Nội,áosưMỹNênchútrọngđàotạokỹthuậttruyềnthốngthayvìbándẫtylebongda tructuyen chiều 8/4. Ông Chiu là chuyên gia về hệ thống cơ điện tử, hệ thống điều khiển và xử lý hình ảnh. Ông từng làm giám đốc chương trình tại Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ, thành viên Hiệp hội Kỹ sư Cơ khí Mỹ và Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Hình ảnh.
Theo ông Chiu, nhiều người định nghĩa chưa chính xác về ngành bán dẫn. Nó là tổ hợp của nhiều ngành kỹ thuật truyền thống, ví dụ như Khoa học máy tính, Kỹ thuật hóa chất, Kỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật vật liệu... Trong giáo dục đào tạo hay phát triển nhân lực, ông cho rằng không nên coi bán dẫn là một ngành mới.
Trước việc nhiều trường đại học ở Việt Nam mở ngành bán dẫn, ông Chiu nhận định có thể có rủi ro như đào tạo quá nhiều sinh viên.
"Bán dẫn chỉ được coi là ứng dụng của những ngành kỹ thuật truyền thống", ông giải thích. "Thay vì tuyển cho ngành mới gọi là ngành bán dẫn, chúng ta nên khuyến khích các ngành kỹ thuật tổng hợp để tạo ra nền tảng vững chắc, đáp ứng được nhiều yêu cầu ứng dụng và đảm bảo lợi ích lâu dài".