Bác sĩ Thuận khi đó là sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Y Hà Nội. Những năm đầu 1990,óccườichuyệnvậnđộnghiếnmáunămtrướcbịphụhuynhcầmgậyđuổiđákèo bóng đá bet88 khái niệm "hiến máu nhân đạo" gần như không có, chỉ có người hiến máu chuyên nghiệp hoặc người bán máu.
Anh kể, thời điểm đó, tình trạng thiếu máu điều trị rất ám ảnh với sinh viên mỗi khi vào viện thực hành. Đặc biệt ở khoa ngoại, danh sách bệnh nhân chờ máu mới được mổ cứ dài ra mãi.
Từ một buổi chia sẻ khoa học, được thầy giáo kể về hiến máu tình nguyện, chàng sinh viên thấy ấn tượng dù rất sợ. Phải đến viện lần thứ 3, thứ 4, anh mới dám làm. "Lần đầu hiến máu xong, tôi ngạc nhiên lắm vì sức khỏe hoàn toàn bình thường", anh Thuận kể lại.
Đau xót khi chứng kiến nhiều bệnh nhân tử vong vì không có máu, anh Thuận cùng 12 sinh viên trường Y lập thành một nhóm đi vận động hiến máu, dù việc học và thi dày đặc. Vô vàn khó khăn ập đến chỉ vì thông tin quá thiếu. "Một số người dân nghĩ hiến máu là bán máu, thậm chí khi chúng tôi đi vận động, họ còn hỏi: Chuẩn bị đi hút máu à?", Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội giai đoạn 1994-2010 Nguyễn Đức Thuận kể lại.
Việc bị phản đối khi nhóm vận động khi đó rất bình thường. Sinh viên ngày ấy ai cũng gầy và nghèo, bố mẹ luôn lo con đi bán máu. Hai tháng sau ngày Hiến máu nhân đạo đầu tiên (24/1/1994), anh Thuận không bất ngờ khi nghe bố mẹ dặn dò: 'Nếu thiếu tiền thì bố mẹ sẽ gửi thêm, tuyệt đối không được đi bán máu".
Tiến sĩ Trần Ngọc Quế, Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, một trong số ít người tham gia hiến máu từ 30 năm trước, cũng chia sẻ các anh không dám đặt thẳng tên "sinh viên vận động hiến máu", mà chỉ đặt là "sinh viên hoạt động nhân đạo".
Để vận động mọi người tham gia câu lạc bộ, các sinh viên y khoa Trần Ngọc Quế, Nguyễn Đức Thuận không chỉ tận dụng mọi cơ hội giới thiệu mà còn thực hiện hiến máu trước mặt các bạn để được họ tin tưởng sau đó mới làm theo.
Những ngày đầu, cả nhóm từng bị phụ huynh một bạn sinh viên mắng, cầm que đuổi đánh vì không đồng ý cho con hiến máu. Khi vận động được ai đồng ý hiến máu, cả nhóm mừng rỡ vô cùng, không quản ngại tự đạp xe chở họ đến thẳng Viện Huyết học - Truyền máu (khi đó ở Bệnh viện Bạch Mai) để hiến máu ngay.
Tại Lễ Kỷ niệm 30 năm ngày phát động phong trào hiến máu nhân đạo tại Việt Nam được Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 20/1, PGS.TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng, chia sẻ "30 năm qua thực sự là cuộc 'cách mạng' thay đổi nhận thức của hàng chục triệu người dân về hiến máu tình nguyện".
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết 30 năm phát động phong trào, cả nước có trên 21,3 triệu lượt người tham gia hiến máu, hàng vạn người hiến máu tình nguyện tiêu biểu trên 30, 50 lần thậm chí trên 100 lần... Đã có hàng nghìn gia đình mà hầu hết các thành viên cùng hiến máu và tham gia vận động hiến máu tình nguyện; nhiều cơ quan, trường học, doanh nghiệp và địa phương thường xuyên tổ chức ngày hiến máu.
Trước năm 1994, mỗi năm Việt Nam chỉ tiếp nhận khoảng 100.000 đơn vị máu, trong đó tỷ lệ hiến máu tình nguyện đạt chưa đến 10%. Đến năm 2023, hơn 1,5 triệu đơn vị máu được tiếp nhận, tỷ lệ người hiến máu tình nguyện đã đạt 99%.
Riêng tại Viện Huyết học, năm 2023, gần 500.000 đơn vị máu được tiếp nhận, chiếm 32% tổng lượng máu tiếp nhận toàn quốc. Trung tâm Máu Quốc gia thuộc Viện đã cung cấp máu và chế phẩm máu cho 181 bệnh viện, cơ sở y tế của các tỉnh/thành phía Bắc; ngoài ra còn điều phối, hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho các địa phương khác, đặc biệt cho khu vực Tây Nam bộ và Tây Nguyên gặp khó khăn về thiếu vật tư, sinh phẩm y tế.
Tỷ lệ người chết não hiến tạng ở Việt Nam thấp nhất thế giớiMỗi năm Việt Nam chỉ có khoảng 10 người chết não hiến tạng, thuộc hàng thấp nhất thế giới, bằng 1/110 so với Hàn Quốc và 1/500 so với Tây Ban Nha.