Thông tư này nếu được thông qua sẽ thay thế Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014.
Theđịnhchặthơnvớigiảngviênthamgiađàotạothạcsĩbóng đá đức hôm nayo dự thảo, chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, bao gồm chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu và chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, bảo đảm các quy định về chuẩn chương trình đào tạo và các quy định của pháp luật liên quan.
Dự thảo thông tư này cho phép chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo định hướng ứng dụng được phép áp dụng phương thức đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến đối với các học phần lý thuyết. Tuy nhiên, tổng số tín chỉ các học phần được đào tạo theo phương thức trực tuyến không vượt quá 30% tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo.
Về thời gian đào tạo, dự thảo thông tư mới không quy định từ 1 đến 2 năm học như thông tư hiện hành, mà thời gian đào tạo được xác định trên cơ sở số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình đào tạo.
Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể thời gian đào tạo, việc kéo dài thời gian đào tạo phù hợp với từng chương trình. Thời gian kéo dài không được quá 2 năm so với thời gian thiết kế của chương trình đào tạo.
Điểm đặc biệt khác, phương thức tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ không còn quy định cứng là “thi tuyển đối với người Việt Nam và xét tuyển đối với người nước ngoài”, mà thay bằng có thể: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.
Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo vẫn phải thực hiện trên nguyên tắc chỉ tuyển sinh khi đáp ứng đủ các điều kiện được phép đào tạo theo quy định hiện hành.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Theo đó, đối với những cơ sở đào tạo tổ chức tuyển sinh theo phương thức xét tuyển phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng về các tiêu chí để xét tuyển:
- Căn cứ kết quả học tập ở trình độ đại học để xét tuyển.
- Trưởng khoa chuyên môn lựa chọn tối thiểu 2 môn quan trọng trong các học phần bắt buộc theo yêu cầu của ngành đào tạo trình độ thạc sĩ để đánh giá kiến thức chuyên môn ở trình độ đại học của ứng viên dự tuyển.
- Đối với, chương trình thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu: ngoài 2 yêu cầu trên, cơ sở đào tạo thực hiện xét tuyển đối với ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học xếp loại khá trở lên và đánh giá đề xuất nghiên cứu của ứng viên.
- Ngoài ra, thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể các điều kiện để xét tuyển tại Đề án tuyển sinh đối với từng chương trình đào tạo.
Đối với những cơ sở đào tạo tổ chức tuyển sinh theo phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng sau:
- Tổ chức thi tối thiểu 2 môn quan trọng trong các học phần bắt buộc theo yêu cầu của ngành đào tạo trình độ thạc sĩ do Trưởng khoa chuyên môn lựa chọn để kiểm tra kiến thức chuyên môn ở trình độ đại học của ứng viên dự tuyển.
- Tổ chức thi ngoại ngữ cho ứng viên không được miễn đánh giá năng lực ngoại ngữ.
- Có bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh.
- Có ngân hàng câu hỏi thi với số lượng câu hỏi ít nhất gấp 50 lần tổng số câu trong 1 đề thi; đề thi phải được rút ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi thi.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Về ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, đối với các phương thức tuyển sinh kết quả mỗi học phần ở trình độ đại học sử dụng để xét tuyển hoặc kết quả thi của môn thi tuyển phải đạt ít nhất 50% thang điểm của học phần hoặc môn thi đó. Đối với chương trình thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu cần thỏa mãn thêm bằng tốt nghiệp đại học của ứng viên phải xếp loại khá trở lên và đề xuất nghiên cứu được trưởng khoa chuyên môn của cơ sở đào tạo đánh giá đạt yêu cầu.
Quy định ngặt hơn với giảng viên tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ
Theo dự thảo, giảng viên đào tạo trình độ thạc sĩ ngoài việc được phân công nhiệm vụ giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc hướng dẫn học viên thực hành, thực tập, thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ như thông tư hiện hành, thì yêu cầu mới còn phải là người có kinh nghiệm trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn ứng dụng có liên quan và phải bảo đảm quy định pháp luật về tiêu chuẩn đối với giảng viên.
Dự thảo thông tư cũng yêu cầu đã là giảng viên giảng dạy chương trình thạc sĩ phải có bằng tiến sĩ.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Giảng viên là hướng dẫn thứ nhất đề tài luận văn là người có toàn thời gian tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại cơ sở đào tạo, có bằng tiến sĩ hoặc tiến sĩ khoa học, hoặc có học hàm giáo sư, phó giáo sư trong các lĩnh vực liên quan đề tài luận văn và phải có kinh nghiệm để tiến hành các nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực hướng dẫn học viên. Người hướng dẫn thứ nhất phải có bài báo công bố công trình nghiên cứu trong vòng 3 năm gần nhất tính đến ngày cơ sở đào tạo ra quyết định giao đề tài hướng dẫn luận văn tốt nghiệp.
Giảng viên là hướng dẫn thứ hai đề tài luận văn là người có toàn thời gian tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc chuyên gia bên ngoài, có bằng tiến sĩ hoặc tiến sĩ khoa học, hoặc có học hàm giáo sư, phó giáo sư trong các lĩnh vực liên quan đề tài luận văn và phải có kinh nghiệm để tiến hành các nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực hướng dẫn học viên.
Bộ GD-ĐT sẽ lấy ý kiến góp ý dự thảo thông tư này đến hết ngày 18/11/2020.
Hải Nguyên
Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu dự thảo thông tư ban hành quy định về chuẩn chương trình đào tạo đối với các trình độ của giáo dục đại học để xin góp ý dư luận.