Nhằm tăng cường bảo mật,ểnkhoảnxácthựcsinhtrắchọcKhoảngngườidùnggặpkhókeo bd hôm nay từ 1/7 vừa qua, tất cả giao dịch chuyển khoản có giá trị trên 10 triệu đồng bắt buộc phải kiểm tra khuôn mặt của người giao dịch với người mở tài khoản ngân hàng.
Trong bối cảnh quy định mới được đánh giá sẽ tác động tới hoạt động và hành vi thanh toán số, Cốc Cốc đã thực hiện một cuộc khảo sát nhằm ghi nhận các góc nhìn từ phía người dùng. Cuộc khảo sát được thực hiện trực tuyến, ngay trên nền tảng Cốc Cốc từ ngày 1-7/7/2024.
Kết quả cho thấy, các nỗ lực truyền thông về quy định mới tỏ rõ hiệu quả khi 94% người tham gia khảo sát đã biết quy định về xác thực sinh trắc học. 46,5% người dùng biết đến thông tin này qua các kênh truyền thông xã hội, 41,8% được thông tin qua app, website của các ngân hàng và khoảng 37,3% tiếp cận thông tin qua kênh báo chí.
Theo khảo sát, có 75,4% người dùng đã thực hiện cài đặt xác thực sinh trắc học. Cụ thể, có gần một nửa số người được hỏi cho biết đã cập nhật thành công với tất cả ngân hàng đang sử dụng. Tuy nhiên, do khảo sát được thực hiện ngay sau thời điểm quy định vừa được áp dụng, số liệu cho thấy một bộ phận người dùng vẫn chưa thể thực hiện thành công.
Ở thời điểm hiện tại, Hà Nội và TP.HCM hiện là hai khu vực có tỷ lệ người dùng thực hiện cài đặt xác thực sinh trắc học thành công tất cả các ngân hàng cao nhất.
Khu vực miền Nam (trừ TP.HCM) và khu vực miền Trung có tỉ lệ người dùng gặp khó khăn trong việc cài đặt sinh trắc học cao hơn so với các khu vực khác. Số liệu khảo sát cho thấy có đến 30% người được hỏi tại các khu vực này chưa thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học thành công ở bất kỳ ngân hàng nào.
Về trải nghiệm người dùng, hơn 40% người được hỏi cảm thấy quá trình thu thập sinh trắc học dễ dàng. Tuy nhiên, cũng có hơn 30% người dùng cảm thấy khó khăn khi thực hiện theo quy định mới.
Đánh giá về trải nghiệm sử dụng cũng có sự khác biệt nhất định giữa các độ tuổi. Nhìn chung, phần lớn người dùng dưới 35 tuổi cảm thấy việc thực hiện cập nhật sinh trắc học khá dễ dàng, với tỉ lệ xấp xỉ 44%, cao hơn gấp 1,2 lần so với nhóm người dùng trên 35 tuổi.
Mặc dù vậy, kết quả khảo sát cho thấy, quá trình này cũng có không ít vấn đề phát sinh, gây ra những khó khăn nhất định cho người dùng. Gần 2/3 số người dùng từng gặp vấn đề khi thực hiện cập nhật sinh trắc học. Trong đó, 44% người dùng gặp từ 2 vấn đề trở lên.
Các vấn đề thường gặp phải trong quá trình cập nhật thông tin sinh trắc học thường liên quan đến căn cước công dân, nhận diện khuôn mặt, thiết bị, thông tin hướng dẫn. Có người dùng phản ánh họ phải ra ngân hàng mới có thể hoàn thành được việc này.
Khi được hỏi về vấn đề bảo mật thông tin khi áp dụng sinh trắc học trong giao dịch trực tuyến, hơn 36% người dùng lo ngại, 42% ở trạng thái trung lập và hơn 20% không cảm thấy lo ngại gì.
Theo số liệu thống kê, 50% người dùng trong nhóm tuổi từ 35-44 tuổi lo ngại về việc bảo mật thông tin cá nhân khi sử dụng xác thực sinh trắc học. Tỷ lệ này ở các nhóm tuổi khác dao động từ 24% - 39%. Xét theo khu vực, người dùng miền Nam cũng thể hiện sự lo ngại cao hơn các khu vực khác.
Mặc dù một số người lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin, thế nhưng đa số họ đều đồng ý rằng xác thực sinh trắc học có thể làm tăng mức độ an toàn cho các giao dịch trực tuyến. Theo khảo sát, gần 70% người được hỏi thể hiện sự tán thành với quy định mới về xác thực khuôn mặt khi chuyển khoản ngân hàng.
Mẹo xác thực căn cước với ứng dụng ngân hàng, ví điện tửTừ 1/7, ngân hàng sẽ kiểm tra khuôn mặt người gửi khi chuyển khoản từ 10 triệu đồng. Xác thực căn cước công dân gắn chip với ứng dụng ngân hàng, ví điện tử là thao tác bước đầu.