Những ngày tháng 5 đầu hè,ửiđấttớiTrườ
bxh ngoai hang anh thời tiết Hà Nội thật oi ả, không khí ngột ngạt đến khó thở, tìm được một nơi thoáng mát cũng thật là hiếm vô cùng. Tôi quyết định chạy trốn khỏi Hà Nội, lên Tam Đảo tránh nóng. Xe qua Vĩnh Yên, tôi chợt nhớ tới một người anh đã quen bao năm nhưng chưa có dịp gặp lại. Đó là anh Nguyễn Hữu Thọ, hiện là giám đốc Công ty điện lực Vĩnh Phúc.
Chẳng hẹn mà gặp, thật là có duyên rồi. Anh vẫn thế, dáng người đậm, cái bắt tay thật chặt và dồn dập hỏi thăm tôi. Vừa pha trà, anh vừa khoe về chuyến thăm quần đảo Trường Sa do Quân chủng Hải quân tổ chức. Anh tới bàn làm việc, đem cho tôi xem một chiếc "huy hiệu chiến sĩ Trường Sa", một "kỷ niệm chương vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc” của Bộ tư lệnh Hải quân tặng và những viên đá san hô chết, vỏ sò vỏ ốc… với nhiều kiểu dáng phong phú đẹp mắt anh mang về từ những hòn đảo mà anh đã tới thăm. Anh say sưa nhìn nó và nói : “Viên này ở đảo Song Tử, cái này ở đảo Sinh Tồn, Trường Sa Lớn, Cô Lin…” Trên các viên đá, vỏ ốc anh đều ghi ngày tháng rất cẩn thận.
Chuyến đi quả là nhiều kỷ niệm với anh. Quân chủng Hải quân tổ chức rất chu đáo. Các đoàn thể đều chuẩn bị những món quà vô cùng ý nghĩa, thiết thực dành tặng quân và dân trên đảo. “Tớ cùng với ba anh em trong Công ty điện lực Vĩnh Phúc có may mắn được tham gia chuyến đi này. Cán bộ công nhân viên trong Công ty đã đóng góp một phần tiền lương nhỏ bé để mua các vật phẩm như tivi, máy tính, máy in, tủ cấp đông, máy lọc nước… và đặc biệt là 10 thùng bóng đèn compact tiết kiệm điện, sản phẩm đặc trưng của ngành điện chúng tớ.” Anh vừa nói vừa cười rất tươi.
Có lẽ câu chuyện trên cũng giống như chuyện của biết bao đoàn thể, tổ chức từ đất liền ra thăm Trường Sa. Nhưng rồi anh trầm giọng xuống và nói: “Tớ thấy sung sướng và hạnh phúc nhất là đã làm được việc mà bao lâu nay mong ước. Tớ mang ra đảo được hai cây hoa đại, một cây đề, một gốc tre 5 nhánh và một ít đất từ quê hương Vĩnh Phúc. Trên chuyến đi, tớ chỉ sợ cây bị hỏng và đất bị thất lạc hoặc bị bỏ quên, nên đã phân công anh em thay nhau giữ khư khư.” Nói rồi, như để minh chứng cho lời nói của mình, anh chạy đi tìm máy ảnh, cho tôi xem lần lượt từng hình ảnh chụp chung với quân và dân trên các đảo. Đặc biệt, đến hình ảnh hộp đất được chuyển tới ngôi chùa ở Đảo Trường Sa Lớn để trồng cây tre và cây hoa đại, anh xúc động đưa máy ảnh cho tôi xem. Anh nói: “Hộp đất này tớ về tận xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc để xin đấy, đất ở Miếu Nghè linh thiêng lắm, miếu thờ hai vị nữ tướng có công đánh giặc ngoại xâm, được nhân dân tôn là Thánh Cô. Anh em tớ thành tâm thắp hương khấn Thánh Cô và Thần linh để xin đấy.”
Lúc này tôi cũng lặng người cảm phục anh, thấy được cái tâm của anh và niềm vui sướng trong anh. Hiện nay Đảng, Nhà nước và tỉnh Khánh Hòa đặc biệt quan tâm tới đời sống của quân và dân Trường Sa, mặc dù còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng cuộc sống vật chất cũng như tinh thần ngày càng tốt hơn. Ánh sáng điện mặt trời, điện gió, sóng điện thoại, truyền hình đều có; các con vật nuôi: lợn, gà, chó,... nhiều loại cây xanh và rau sạch đa dạng như ở đất liền cũng được trồng nhiều trên đảo.
Nhưng với ba món quà đặc biệt mà anh mang ra đảo lần này, tôi cảm nhận được tâm huyết và tình yêu sâu sắc của anh dành cho biển đảo Trường Sa: cây đề và cây hoa đại là hình ảnh của tâm linh, tượng trưng cho sự bền vững muôn đời; cây tre tượng trưng cho ý chí kiên cường, sức sống dẻo dai của dân tộc Việt Nam; một phần đất quê hương tượng trưng cho Đất Mẹ thiêng liêng gửi tới Đảo Con thân yêu. Những gì anh đã làm đều không hề khó, nhưng nếu không có tình yêu quê hương, Tổ quốc thì khó mà làm được. Tôi học ở anh nhiều lắm, cảm ơn anh!
Cầu mong cây trên đảo mãi mãi xanh tươi!
Đất Mẹ linh thiêng sẽ luôn ôm ấp, chở che, nuôi dưỡng những Đảo Con thân yêu!
Chào anh ra về, tôi đi lên núi Tam Đảo mà đầu luôn nghĩ về biển đảo Trường Sa…
Một ngày không xa, tôi cũng sẽ tới Trường Sa.
Hà Nội, tháng 5/2012
Mai Sơn