Gà ăn mày
Món gà '"ăn mày" nổi tiếng của Trung Quốc là một món ăn mang hương vị thơm ngon với cách chế biến vô cùng độc đáo và cả một câu chuyện thú vị đi kèm với xuất xứ món ăn này.
Một gã ăn mày vô gia cư người Hàng Châu,àănmàykhâunhụkeo bong da tv trong cơn đói kém, đành phải liều mình bắt trộm gà ở sân vườn một nhà ven đường để xoa dịu những tiếng ùng ục phát ra từ cái dạ dày rỗng đã nhiều ngày qua. Anh ta đang nhóm lửa và chuẩn bị làm gà thì bất ngờ, Hoàng thượng và những cận thần của người đang tiến đến ngày một gần. Trong cơn hoảng loạn, gã lấy bùn bọc gà lại và ném vội nó vào lửa.
Mùi thơm từ con gà bị ném vào lửa đã thu hút vị Hoàng thượng dừng bước và dùng bữa cùng kẻ ăn mày kia. Thật ngạc nhiên, món ăn ngon đến mức Hoàng thượng khăng khăng muốn biết cách chế biến món ăn này.
Kết quả là món gà nướng này đã được đưa vào thực đơn trong cung của vua và trở thành một món ăn rất nổi tiếng cho đến ngày nay.
Món ăn này được du nhập vào Việt Nam khá lâu và trở thành món ăn được yêu thích của nhiều thực khách. Chế biến món ăn này, người ta để gà nguyên con, bỏ đi phần nội tạng rồi rửa sạch bằng rượi gạo cho hết mùi tanh hôi. Sau đó một hỗn hợp gồm hành lá, gừng, đậu tương, bột ngũ vị và vài loại thảo mộc của Trung Quốc được nhồi vào bụng gà để tăng vị thơm ngon, đậm đà.
Sau đó lấy lá sen hoặc lá cọ bọc gà và tiếp đó mới đắp đất sét ra ngoài rồi đem gà đi nướng. Khi gà chín mang theo mùi thơm của lá sen, vị ngọt, thịt mềm được giữ nguyên.
Tuy nhiên không nhất thiết phải đến tận Trung Quốc để thưởng thức món gà "ăn mày" này, bạn cũng có thể thử món ăn có tên gọi đặc biệt không kém và hương vị tương đương, đó là món gà bọc đất sét của người miền Tây Nam bộ hay còn gọi là 'gà cái bang".
Trứng bắc thảo
Theo BBC, các nhà khoa học ước tính trứng gà bắc thảo đã ra đời từ 500 năm trước, vào thời nhà Minh. Theo truyền thuyết, khi đó ở tỉnh Hồ Nam, một người nông dân đã phát hiện nhiều trứng vịt bị chôn vùi lâu ngày trong bùn và vôi tôi (một loại canxi hydroxit). Thay vì bỏ đi, ông đã nếm thử những quả trứng và phát hiện chúng có vị ngon với màu sắc kỳ lạ. Sau đó, ông tự làm những mẻ trứng của riêng mình, cho thêm trà và muối để có vị ngon hơn.
Ngày nay, công thức làm trứng bắc thảo không thay đổi nhiều. Những quả trứng gà, vịt hay chim cút được ngâm trong dung dịch gồm trà đen đặc, vôi, muối, tro gỗ từ 7 tuần đến 5 tháng. Sau khi ngâm, lòng trắng trứng trông giống thạch, có màu nâu sẫm, xám đậm hoặc xanh lá cây. Lòng đỏ của trứng có màu xanh đen và mềm. Một số quả trứng sau khi ngâm còn có hoa văn giống bông tuyết ở lớp vỏ.
Do có mùi khai, chúng thường được cho là ngâm với nước tiểu ngựa. Tuy nhiên, giả thuyết này đã hoàn toàn bị bác bỏ bởi độ pH trong nước tiểu không đủ để làm ra loại trứng này. Dù mùi khó chịu, trứng bắc thảo lại mang hương vị của phô mai Camember, ngậy và cay. Bạn có thể tìm món ăn này ở các cửa hàng Trung Quốc ở Việt Nam. Tại các siêu thị, món ăn này cũng khá dễ tìm.
Thịt kho Đông Pha
Tô Thức, hiệu là Đông Pha cư sĩ, nên còn có tên quen thuộc là Tô Đông Pha ở Trung Quốc. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống, để lại hàng nghìn bài thơ cho hậu thế. Ông từng bị giáng chức, hoàng đế lệnh cho chuyển đến Hàng Châu. Nơi ở của ông nằm ở phía đông kinh thành, trở thành nguồn cảm hứng sau này cho danh xưng Tô Đông Pha.
Tương truyền, ngày nọ có một người bạn cũ đến thăm Tô Đông Pha khi ông đang om thịt lợn trên bếp, và thách thi sĩ này chơi cờ tướng. Ván cờ đòi hỏi sự tập trung cao độ, khiến nhà thơ quên cả chuyện bếp núc. Khi nồi thịt cạn nước, nó tỏa ra một hương thơm đặc biệt và lại có vị mềm ngọt đến bất ngờ. Nhiều năm sau đó, khi giám sát việc cải tạo Tây Hồ thành nơi trữ nước tưới tiêu, Tô Đông Pha được người dân dâng thịt lợn để tỏ lòng biết ơn. Nhưng ông đem kho thịt và gửi lại cho từng hộ gia đình, và đãi công nhân nạo vét hồ như thay lời cám ơn vì họ đã chăm chỉ làm việc. Đó là cách Tô Đông Pha đưa món ăn của mình đến với tầng lớp lao động, và để lại một đặc sản cho Hàng Châu như ngày nay.
Một câu chuyện khác lại kể rằng, khi đến Hàng Châu sống, Tô Đông Pha rất thích ăn thịt kho. Và vì ông quá nổi tiếng, nên một số nhà hàng đã lấy tên ông đặt cho món thịt này. Hàng Châu là một điểm du lịch, chủ các nhà hàng dường như muốn thu hút khách khi liên kết một món ăn gì đó trong thực đơn với một người nổi tiếng.
Bí quyết để nấu thịt kho Đông Pha chính là thời gian. Đun nhỏ lửa trong vài giờ liền để phần thịt lợn hấp thụ hết hương vị của rượu và nước tương, khiến nó tan chảy ngay khi cho vào miệng, giảm độ béo của mỡ và để lại lớp bì nâu bóng. Thịt mềm đến mức bạn có thể dễ dàng xắn từng miếng nhỏ bằng đũa. Món ăn thường được kết hợp với gừng và bông cải xanh để không bị ngấy. Những nhà hàng chuyên về món ăn này thường sẽ yêu cầu phải đặt bàn trước để họ có thời gian chuẩn bị.
Thịt kho Đông Pha chuẩn phải được nấu bằng phần thịt ba chỉ, nó sẽ mất đi hương vị nếu chỉ dùng thịt nạc. Nồi thịt cần chút rượu Thiệu Hưng cho dậy hương thơm, nhưng sẽ mất ngon nếu cho quá nhiều rượu. Ngoài ra, người nấu có thể thay thế bằng các loại rượu vang từ trung bình đến ngọt đậm.
Khâu nhục
Khâu nhục bắt nguồn từ món ăn của người Quảng Đông (Trung Quốc), được du nhập vào Việt Nam. Cái tên "khâu nhục" xuất phát từ phiên âm tiếng Hoa: "Khâu" có nghĩa là "hấp đến mềm rục", còn "nhục" có nghĩa là "thịt", do đó nếu dịch đúng có thể hiểu là "Thịt được hấp rục" - Hay hấp đến chín nhừ. Cách làm khâu nhục không khó nhưng rất mất thời gian, nhiều công đoạn. Đây là món ăn truyền thống không thể thiếu trong đám cưới, các dịp lễ, tết lớn và đãi khách quý trong cộng đồng người Hoa.
Nếu một lần được thưởng thức món ăn này bạn sẽ cảm nhận một hương vị rất đặc biệt mà chắc chắn rằng sẽ không bao giờ quên.
Mứt dừa non là món ăn thú vị cho dịp Tết đến, xuân về. Bạn hãy tham khảo cách làm mứt dừa non dưới đây của chị Tô Hưng Giang nhé.