游客发表
发帖时间:2025-01-26 04:24:48
Ở tuổi 90,ổithơbỏhọcvàquyếtđịnhthayđổicuộcđờicủanữtỷphúNhậtBảket qua bong dâ Yoshiko Shinohara hiện vẫn một biểu tượng lớn trong giới kinh doanh Nhật Bản. Bà đã tạo ra vô số cơ hội việc làm, đặc biệt là cho phụ nữ, đồng thời “cách mạng hóa” thị trường lao động Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỷ XX.
Yoshiko Shinohara sinh năm 1934 tại Kanagawa (vùng Kanto của Nhật Bản) trong gia đình 5 anh chị em. Bà lớn lên trong những năm tháng khốc liệt của Thế chiến thứ hai. Shinohara mất cha khi lên 8 và được nuôi dưỡng bởi mẹ- người làm nghề hộ sinh đã ở vậy cả đời để nuôi các con.
Năm 1953, bà tốt nghiệp trường trung học nữ sinh Takagi Gakuen. Ngay khi vừa tốt nghiệp, Shinohara đã kết hôn ở tuổi hai mươi nhưng rời bỏ cuộc hôn nhân này ngay sau ngày cưới.
Bà chia sẻ với tờ Harvard Business Review rằng khoảnh khắc ngay khi đám cưới vừa kết thúc, Shinohara nhận ra rằng bản thân không nên kết hôn và chồng không phải là người phù hợp với bà. Vì vậy, Shinohara quyết định cách tốt nhất là nên từ bỏ cuộc hôn nhân càng sớm càng tốt, theo CNBC.
“Sau khi ly hôn, tôi tự nói với bản thân mình: ‘Tôi phải làm điều gì đó”.
Thách thức chuẩn mực truyền thống
Chán nản với những vai trò bị động thường được gán ghép cho phụ nữ ở Nhật Bản trong thời kỳ đó, Shinohara đã tìm kiếm những hướng đi mới ở châu Âu. Bà đến Anh và chính ở đây, lần đầu tiên bà biết đến khái niệm "lao động tạm thời" (“temporary workers”) - một phát hiện đã khơi dậy tinh thần và tầm nhìn kinh doanh của bà.
“Sai lầm là biển cơ hội”, nữ tỷ phú Nhật Bản nói với Harvard Business Review. Trở về Nhật Bản vào năm 1973, Shinohara thấy mình không hứng thú với những lựa chọn công việc sẵn có. Bà bắt tay vào hành trình đầy tham vọng là thành lập công ty cung cấp nhân sự tạm thời của riêng mình mang tên Temp Holdings.
Thuật ngữ "ngành công nghiệp tạm thời" (temp industry) dùng để chỉ việc các doanh nghiệp cung cấp lao động tạm thời cho các công ty khác trong thời gian ngắn để thực hiện các vai trò hoặc dự án cụ thể. Người lao động tạm thời được cơ quan nhân sự tuyển dụng nhưng làm việc tại các công ty khách hàng trong một khoảng thời gian định trước.
Với khởi đầu khiêm tốn trong một căn hộ một phòng nằm ở trung tâm thủ đô Tokyo, công việc kinh doanh của Shinohara đã thách thức những quy ước và chuẩn mực Nhật Bản những năm 1970. Đây không chỉ đơn thuần là một thách thức mà còn là một sự mạo hiểm táo bạo gần như bất hợp pháp vào thời điểm đó.
“Làm việc suốt đời là điều bình thường ở Nhật Bản nhưng làm việc tạm thời ở các công ty tư nhân bị cấm theo luật, vì vậy tôi thường bị cơ quan chính quyền triệu tập”.
“Tôi thường tự nhủ: ‘Không biết ở trong tù sẽ như thế nào. Các phòng rộng bao nhiêu? Có nhà vệ sinh hay cửa sổ không?” May thay, luật đã thay đổi và việc làm tạm thời trở thành hợp pháp.
Ý tưởng cung cấp nguồn lao động thời vụ của bà Shinohara đã giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân sự trong xã hội Nhật. Thông thường, phụ nữ Nhật Bản sẽ nghỉ làm sau khi kết hôn, khiến lực lượng lao động giảm dần. Đồng thời đến độ tuổi nhất định, phụ nữ Nhật cũng khó có cơ hội tìm được công việc phù hợp.
Khi mới thành lập, công ty của bà Shinohara phát triển khá chậm. Để có tiền trang trải chi phí và duy trì hoạt động, bà phải đi dạy thêm tiếng Anh vào buổi tối. Sau 5 năm, công ty mới có đủ tiền để thuê văn phòng đầu tiên.
Quyết định tuyển những nhân viên nam đầu tiên
Cho đến những năm 1980, toàn bộ nhân viên công ty của bà đều là phụ nữ. Doanh thu sau đó bắt đầu tăng trưởng chậm lại khiến bà Shinohara phải thay đổi chiến lược.
"Từ khi thành lập đến những năm 1980, tất cả nhân viên đều là nữ. Các quản lý nữ có xu hướng bảo toàn sự tăng trưởng hiện tại hơn là tìm kiếm cơ hội đột phá phát triển. Tôi nhận ra cách làm này sẽ mang đến rủi ro cho công ty", bà Shinohara chia sẻ.
“Vì vậy, vào năm 1988, tôi đã nói: 'Nếu chúng ta tuyển dụng một số nam giới vào đây thì sao?”. Những người quản lý tỏ ra phản đối nhưng bà Shinohara đã kiên quyết “làm cách mạng”.
“Nhưng chúng ta thực sự cần những nhân lực này”. Năm 1988, bất chấp sự phản đối của các quản lý, bà Shinohara vẫn quyết định tuyển thêm nhân viên nam. Kết quả doanh thu công ty bắt đầu tăng đáng kể và tạo bước ngoặt cho công ty.
Năm 2016, Shinohara thôi giữ chức chủ tịch nhưng vẫn là chủ tịch danh dự của Temp Holdings. Doanh thu công ty đạt 9,2 tỷ USD trong năm tài chính 2022-2023. Theo thông tin trên website, Temp Holdings đang hoạt động tại 13 quốc gia tại khu vực trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với nhân sự toàn thời gian và bán thời gian lên đến hàng chục nghìn người.
Bà Shinohara đã được Tạp chí Fortune của Mỹ bình chọn là "Nữ giám đốc điều hành quyền lực nhất thế giới" trong 12 năm liên tiếp. Tháng 2/2014, bà trích 5% cổ phần tại Temp Holdings để thành lập Quỹ Yoshiko Shinohara Memorial nhằm trao học bổng cho những học sinh có nguyện vọng trở thành y tá và nhân viên xã hội.
Năm 2017, khi bước sang tuổi 83, bà được Tạp chí Forbes bình chọn là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của đất nước mặt trời mọc.
Xuyên suốt cuộc đời Shinohara, một câu hỏi lặp đi lặp lại nhắm vào nữ tỷ phú liên quan đến việc liệu hành trình kinh doanh của bà có dễ dàng hơn nếu bà là đàn ông hay không. Nữ tỷ phú chỉ trả lời ngắn gọn: "Khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng", hàm ý khởi nghiệp vốn đã rất thách thức, chưa kể những rào cản bổ sung mà nữ giới phải đối mặt.
Đó là kỳ vọng của xã hội đối với phụ nữ Nhật Bản trong việc tuân thủ các vai trò truyền thống như người vợ và người mẹ. Đây là những thách thức dai dẳng mà phụ nữ Á Đông phải đối mặt khi theo đuổi nỗ lực nghề nghiệp, một số đã bỏ cuộc nhưng Yoshiko Shinohara đã “đi ngược chiều gió”.
Tử Huy
Cuộc đời thăng trầm từng bỏ học, làm công nhân của nữ tỷ phú Trung QuốcTRUNG QUỐC-Hành trình từ xuất thân trong gia đình nông thôn miền núi nghèo, phải bỏ học phụ giúp cha mẹ thành “bà đầm thép” trong ngành sản xuất điện tử toàn cầu là minh chứng cho sự kiên cường, tầm nhìn và tinh thần kinh doanh của Vương Lai Xuân.相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接