Mới đây,ìnângtầngxâyhầmtrườnghọcnêndidờichungcưĐHkhỏiđấtvàjunior barranquilla vs tại một hội nghị, Bà Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho hay Hà Nội là địa phương có quy mô học sinh lớn nhất cả nước. Tình trạng tăng dân số cơ học rất nhanh, bình quân mỗi năm tăng từ 50.000 - 60.000 học sinh, tương ứng cần xây mới từ 30-40 trường học. Tuy nhiên, các quận nội thành gặp khó do không còn quỹ đất.
Vì vậy lãnh đạo Hà Nội kiến nghị được nâng tầng đối với các khối nhà xây dựng; đồng thời cho phép việc xây dựng tầng hầm các trường học trong các quận nội thành để khai thác sử dụng quỹ đất hiệu quả.
Ý kiến này gây nhiều tranh luận trái chiều. Gửi tới VietNamNet, độc giả Nguyễn Việt Cường cho hay trường học khác với chung cư về công năng sử dụng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho học sinh, không nên xây tầng quá cao. Mức độ phù hợp nhất cho trường học là 3 tầng. Ngoài ra, trường học cũng cần có khoảng sân rộng để đảm bảo không gian vui chơi, học tập cho học sinh.
Một độc giả khác cũng đồng tình việc nâng tầng không chỉ phải đảm bảo các quy định về phòng cháy chữa cháy mà còn phải đảm bảo việc học tập cho học sinh.
“Giả sử trường học xây 6 – 7 tầng để giải quyết vấn đề số lượng học sinh đông, nhưng liệu các cháu ở tầng trên có bao giờ chạy xuống dưới sân trường để vui chơi, hoạt động thể chất giữa giờ? Trong khi cơ sở vật chất về thang máy không phải trường nào cũng đáp ứng được, chỉ cần nghĩ tới việc chạy lên, chạy xuống cầu thang bộ cũng đủ ngại rồi”, độc giả này bày tỏ.
Ý kiến khác cũng cho rằng không phải ngẫu nhiên trên thế giới, nhiều nước đưa ra quy định về số lượng tầng tối đa được phép xây tại trường học. Điều này còn liên quan đến những lý do an toàn khi gặp sự cố, trẻ em không thể đảm bảo tự thoát nếu ở trong toà nhà quá cao. Do đó, trường học không nên xây nhiều tầng và cần phải có không gian để trẻ hoạt động, vui chơi.
Để giải quyết vấn đề quá tải trường lớp trong nội thành, hầu hết ý kiến đều đề xuất các thành phố lớn cần đẩy nhanh tiến độ chuyển trường đại học ra ngoại thành và các tỉnh lân cận, di dời nhà máy, chung cư bỏ hoang… để nhường chỗ cho các cấp học phổ thông.
Độc giả Thái Bình viết: “Nói Hà Nội thiếu đất là không đúng. Thực tế, quỹ đất đáng ra có thể xây trường học, Hà Nội lại cho xây chung cư, trung tâm thương mại hoặc bỏ hoang nhiều năm. Tốt hơn hết, cần có sự quy hoạch rõ ràng, di chuyển nhà máy, cơ quan, xưởng sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô để nhường chỗ xây trường công lập từ mẫu giáo đến hết THPT”.
Một độc giả khác cũng đề xuất cần nhanh chóng thực hiện chủ trương di dời các trường đại học, cao đẳng, trụ sở các ban ngành và bệnh viện tuyến đầu ra khỏi nội đô. Điều này sẽ góp phần làm giảm ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.
Quỹ đất của các cơ sở này sẽ được sửa sang, tái sử dụng thành các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và các cơ sở hạ tầng xã hội khác.
“Việc di dời các trường đại học ra ngoài nội đô hoặc sang các tỉnh khác cần phải thực hiện khẩn trương, dù kinh phí có lớn tới đâu cũng phải làm.
Thực tế, học sinh từ mầm non đến THPT vẫn cần có sự giám sát của bố mẹ, do đó phải được học tập trong nội thành. Còn với sinh viên phần nhiều đến từ các tỉnh thành khác, vốn không nhất thiết phải ở trong nội đô, hoàn toàn có thể học tập ở bất cứ đâu. Việc giãn dân cho các thành phố lớn sẽ tránh tạo áp lực lên giao thông, gây tổn hại đến kinh tế, sức khỏe và chất lượng sống”, độc giả này viết.
“Di dời các trường đại học, cơ quan nhà nước, bệnh viên ra khỏi nội đô là nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này” cũng là giải pháp được độc giả Mạnh Hùng đề xuất để giải quyết bài toán quá tải tại các thành phố lớn.
“Khi nhiều người dân các tỉnh cùng ùa về Hà Nội, TP.HCM để học tập, làm việc, khám chữa bệnh sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn… Do đó, cần thiết phải di dời những đơn vị này (chứ không phải chỉ xây thêm cơ sở ở xa) để giảm mật độ dân số.
Quỹ đất sau khi di dời phải được thu hồi để xây trường mầm non, trường phổ thông, các công trình phúc lợi, công viên cây xanh… thay vì xây chung cư hay các mục đích khác”, độc giả Mạnh Hùng đề xuất.
Hà Nội xin được nâng tầng, xây hầm trường học ở nội thànhThông tin được lãnh đạo UBND TP Hà Nội chia sẻ tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 và triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 do Bộ GD-ĐT tổ chức, chiều 18/8. Sự kiện có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.