Thu phí báo chí ở Việt Nam vẫn còn là chặng đường dài_nhận định benfica vs

 人参与 | 时间:2025-01-23 13:59:59

TheíbáochíởViệtNamvẫncònlàchặngđườngdànhận định benfica vso báo cáo của We are social Kepios công bố tháng 2/2022, quy mô của thị trường quảng cáo kỹ thuật số tại Việt Nam đã đạt 812,9 triệu USD, có tiềm năng cán mốc 1 tỷ USD trong 1-2 năm tới. Quảng cáo dạng programmatic hiện chiếm phần lớn thị phần quảng cáo kỹ thuật số tại Việt Nam. 

Một dự báo khác của Việt Nam Digital Marketing Reportcũng chỉ ra rằng, doanh thu quảng cáo tại Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 1,4 tỷ USD, tăng trưởng 19% so với năm 2021. 

Nguồn thu của các cơ quan báo chí trên thế giới có thể chia làm 3 nhóm chính. Các nhóm này bao gồm nguồn thu từ khách hàng quảng cáo, truyền thông chính sách hoặc thương hiệu, nguồn thu từ độc giả và nguồn thu từ hoạt động liên kết, hợp tác để tạo giá trị mới như tổ chức sự kiện, môi giới dữ liệu, thương mại điện tử, khai thác nội dung đã xuất bản.

Mối quan hệ giữa báo chí và độc giả đang dần thay đổi. Nhiều cơ quan thông tấn lớn trên thế giới đã chuyển sang thu phí người đọc báo. Ảnh: Trọng Đạt

Thực tế cho thấy, truyền thông số đang xác lập lại mối quan hệ giữa nhà xuất bản tin tức với độc giả. Theo Hiệp hội Báo chí và các nhà xuất bản tin tức thế giới (WAN-IFRA), truyền thông số đang bước vào kỷ nguyên SaaS (Service as a Stories) với việc xác lập mối quan hệ mới với độc giả thông qua dữ liệu, để mở ra hướng phát triển mới tiếp theo. 

Trong bối cảnh đó, nhiều tờ báo đã nghiêm túc đặt vấn đề thu phí độc giả qua đăng ký dài hạn. Thống kê sơ bộ cho thấy, hiện đã có khoảng 20 cơ quan báo chí tại Việt Nam thử nghiệm thu thập dữ liệu của độc giả để tiến hành phân tích. Đây là bước tiếp cận đầu tiên để tiến tới có thể thu phí người dùng.

Theo WAN-IFRA, báo chí nói chung vẫn phụ thuộc vào hai loại hình kinh doanh truyền thống là nguồn thu từ quảng cáo và nguồn thu từ độc giả.

Báo in đã định hình các mô hình kinh doanh từ hàng trăm năm qua, nên nguồn thu từ độc giả dễ dàng được xác định là qua doanh số bán báo in. Với báo mạng, mô hình kinh doanh phổ biến nhất vẫn phụ thuộc vào quảng cáo, gồm cả quảng cáo truyền thống và quảng cáo lập trình. 

Hiện nhiều tờ báo lớn trên thế giới như New York Times, Washington Post, Financial Timesđều đã áp dụng hard-paywall (thu phí tất cả các bài viết trên trang) trong khi các báo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương chủ yếu áp dụng mô hình Metered paywall (cho đọc một số lượng bài nhất định rồi phải trả phí). 

Dù áp dụng cách thu phí nào thì các báo đều triển khai chính sách mềm dẻo và dựa nhiều vào yếu tố công nghệ (quản lý thuê bao). Việc quản lý thuê bao gắn liền với thu thập và phân tích dữ liệu độc giả, đây cũng là trung tâm của hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí.

Theo dòng chảy chung, một số báo điện tử tại Việt Nam đã bắt đầu thu phí người đọc. Ảnh: Trọng Đạt

Hiện đã có một số nhỏ các cơ quan báo chí tiến hành thu phí độc giả. Tuy nhiên, các cơ quan báo chí này cũng mới chỉ coi đây là chiến lược nhằm thay đổi nhận thức của độc giả, tạo thói quen trả phí đọc báo chứ chưa đặt nặng vấn đề doanh thu. 

Theo đánh giá của một số lãnh đạo cơ quan báo chí, vấn đề của mô hình thu phí đọc báo điện tử tại Việt Nam hiện nay không nằm ở nội dung hay công nghệ mà ở thói quen “miễn phí” và văn hóa tôn trọng bản quyền của bạn đọc.

Chia sẻ tạiDiễn đàn Kinh tế báo chí 2023 diễn ra tại Bình Định cuối tháng 2, nhà báo, ThS. Trần Tiến Duẩn - Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus nhận định, thu phí bạn đọc ở Việt Nam sẽ còn là chặng đường dài mà báo chí không dễ dàng vượt qua nếu không có những sự hỗ trợ, khuyến khích đúng hướng của các cơ quan quản lý. 

Song song với việc tìm cách thu phí người đọc, nhà báo Trần Tiến Duẩn cũng gợi mở cho các tòa soạn những mô hình kinh doanh hiện đại dựa trên công nghệ số như tiếp thị liên kết, kinh doanh dữ liệu, hoặc trở thành đối tác kinh doanh của các nền tảng số như YouTube, Facebook, TikTok…

Ông Ngô Việt Anh - Phó Trưởng ban Nhân Dân điện tử, Báo Nhân dân. Ảnh: Công Sáng

Từ năm 2020 đến nay, nhiều cơ quan báo chí gặp khó khăn, doanh thu sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và sự cạnh tranh của các nền tảng, mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới. Tuy vậy, áp lực đồng thời cũng là cơ hội để các cơ quan truyền thông đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ. 

Theo ông Ngô Việt Anh - Phó Trưởng ban Nhân Dân điện tử, Báo Nhân Dân, các cơ quan báo chí có nguồn thu lớn trên nền tảng số tại Việt Nam đều có nội dung chất lượng, có tính sáng tạo cao và lượng độc giả lớn. 

“Thành công về nội dung báo chí thường đến trước và tạo tiền đề cho thành công trong kinh doanh báo chí. Do đó, các tòa soạn cần ưu tiên chiến lược phát triển nội dung khác biệt, sáng tạo đáp ứng nhu cầu của tập độc giả trung thành, song hành với chiến lược kinh doanh để thu hút khách hàng”,ông Ngô Việt Anh nói. 

顶: 8735踩: 528