Bé Lan năm nay 12 tuổi,égáituổiđibánvésốgửitiềnvềquêchomẹnuônice đấu với clermont quê xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Ông ngoại em tên Nguyễn Độ, 76 tuổi, bị mù hơn 40 năm. Hơn hai năm qua, bé Lan cùng ông ngoại đi bán vé số ở các ngã tư đèn đỏ, bến phà, quán cà phê, công viên…ở Sài Gòn.
9 giờ trưa một ngày cuối tháng 6, cô bé tay cầm xấp vé số, tay nắm tay ông ngoại đi mời những người dừng đèn đỏ ở ngã tư Lương Đình Của – Mai Chí Thọ (Quận 2) mua. Nhìn cụ ông vừa đàn ghi ta vừa hát, bên cạnh là cô bé 12 tuổi nhưng người nhỏ xíu đi giữa trời nắng, nhiều người đi đường mua vé số ủng hộ, người cho tiền. Bán được tờ vé số nào, bé Lan cũng gật đầu cảm ơn.
Bé Lan. |
30 phút sau, xấp vé số hơn 100 tờ trên tay bé Lan cũng hết. Cô bé sinh năm 2008 khoe: “Con với ông ngoại bán ở ngã tư này từ 6 giờ sáng. Hôm nay, cộng cả tiền lời bán vé số và tiền người ta cho, con và ông ngoại kiếm được 400 ngàn đồng”.
7 giờ tối, trong căn phòng trọ chật hẹp cuối con hẻm nhỏ đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long B, Quận 9, ông Độ nhờ cháu gái xỏ chỉ để khâu lại chiếc áo bị rách chỗ vai. Bị mù, nhưng cụ ông khâu đường chỉ thẳng tắp. “Mắt không nhìn thấy, nhưng tôi cảm nhận được bằng tay, ý thức”, cụ ông sinh năm 1944 nói.
Ông Độ kể, năm 20 tuổi, ông bỗng nhiên bị mù, đi chữa nhiều nơi không khỏi. Vợ ông cũng bị mù như chồng. Ông bà lấy nhau, sinh lần lượt được ba người con, hai trai một gái.
Ở quê không có việc làm, nên cuộc sống khó khăn, ông bà đưa nhau vào Sài Gòn thuê phòng trọ ở đi bán vé số kiếm sống. “Ba đứa con, đứa nào cũng khó khăn, vợ chồng tôi tự lo cho nhau”, ông Độ tâm sự.
Mẹ bé Lan là con gái út của vợ chồng ông Độ. Chị lấy chồng, sinh được 4 đứa con. Bé Lan là chị cả. Bố làm nghề đi biển bữa được bữa mất, mẹ làm nghề cạo vỏ hành nên kinh tế khó khăn, từ nhỏ bé Lan không được đi học ở nhà phụ mẹ trông em, nấu cơm.
Ông Độ cho biết, lúc còn ở quê, ngoài trông em giúp mẹ, bé Lan còn đi lột vỏ củ hành kiếm tiền. “Con bé vào đi bán vé số cùng vợ chồng tôi hơn hai năm nay”, ông Độ thông tin.
Ông Nguyễn Độ. |
Từ ngày vào ở cùng ông bà ngoại, 5 giờ 30 sáng, bé Lan dẫn ông ngoại đi bán vé số đến 2 giờ chiều mới về nhà nghỉ. Buổi tối, em đi học lớp bổ túc cấp tiểu học ở trường học gần chỗ ở. Đây là lớp học thiện nguyện, do một nhóm thầy cô đứng ra tổ chức cho những em bé có ba mẹ làm công việc bán vé số, nhặt ve chai… không đủ điều kiện cho con đến trường. “Năm nay, con bé học đến lớp 2 rồi”, cụ ông quê Ninh Thuận nói.
Bé Lan cho biết, bình quân mỗi ngày, em đi bán vé số cùng ông ngoại lời được 200-250 ngàn đồng. Những hôm may mắn, em được người đi đường cho mỗi người từ 10-50 ngàn đồng thì được nhiều hơn. Toàn bộ số tiền này, em chỉ giữ 10-20 ngàn đồng bỏ ống heo, ăn bánh còn lại thì nhờ bà ngoại giữ giúp.
“Con rể tôi đi biển biền biệt nhưng làm không bao nhiêu tiền. Con gái tôi vừa chăm con nhỏ vừa đi làm cũng không dư được bao nhiêu. Cứ 15 ngày, bé Lan gửi tiền cho mẹ nó một lần để phụ mẹ nuôi em”, ông Độ cho biết.
Đưa tay chỉ lên đôi hoa tai đang đeo, cô bé sinh năm 2008 khoe: “Đôi hoa tai này con tự góp tiền, được mẹ cho thêm một ít để mua đó cô. Con mua cũng được hơn hai tháng rồi”.
Bé Lan kể, hơn hai năm dẫn ông ngoại đi bán vé số ở khắp đường phố, em được nhiều người thương, cho tiền, nước uống, dặn: “Ai dụ đừng có đi”. Được giúp đỡ, cô bé luôn gặt đầu cảm ơn.
Một lần, Lan dẫn ông ngoại đến một quán cà phê bán vé số thì gặp một người phụ nữ lạ. Chị ta mua nước cho bé Lan uống rồi đưa cô bé ra sau quán nói chuyện. Sau khi hỏi thăm, người phụ nữ nói: "Con đi lang thang ngoài đường phố bán vé số vất vả quá. Bây giờ, con đi theo cô làm việc nhẹ nhàng nhưng có nhiều tiền gửi về cho mẹ. Con cũng sẽ được mặc đồ đẹp, ở trong phòng máy lạnh nữa", bé Lan kể.
Vì đã nhiều lần bị dụ dỗ, lại nghe nhiều lời dặn của ông bà ngoại, những người từng giúp đỡ, Lan nhất quyết từ chối. Em nhanh chóng ra nói chuyện với ông ngoại. Nghe cháu nói, ông Độ đến gặp người phụ nữ kia nhắc nhở rồi cùng cháu đi nơi khác bán. "Cô kia thấy vậy cũng sợ nên nhanh chóng bỏ đi", bé Lan nhớ lại.
Được hỏi, đi bán vé số có ngại với bạn bè không, Lan lắc đầu: “Con không ngại. Con không làm việc gì xấu cả”. Cô bé cũng cho biết, em sẽ cùng đi bán vé số một vài năm nữa rồi góp tiền đi học nghề.
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Oanh, tổ trưởng tổ 8, Khu phố 6, phường Phước Long B cho biết, vợ chồng ông Nguyễn Độ đến một khu nhà trọ thuộc tổ 8 thuê nhà ở và đi bán vé số gần 3 năm nay. Do hai ông bà bị mù, không biết chữ, hoàn cảnh khó khăn nên được địa phương tạo điều kiện, quan tâm bằng cách hàng tháng hỗ trợ gạo, đồ ăn, đăng ký tạm trú giúp.
Dịp cách ly xã hội do dịch bệnh Covid-19 vừa qua, vợ chồng ông Độ cũng được chính quyền chi trả tiền hỗ trợ tiền cho những người bán vé số trong những ngày nghỉ việc vì giãn cách xã hội. Riêng bé Lan thì được địa phương giới thiệu để tham gia lớp học bổ túc văn hóa tình thương của phường.
Trong một gia đình 3 thế hệ ở miền Tây, có nhiều người sở hữu đến 24 ngón tay, chân.
(责任编辑:Thể thao)