Đoàn thanh niên ra quân hỗ trợ các cơ sở kinh doanh tạo điểm quét mã QR
Chiều ngày 28/9,ànthànhphốHàNộicònxãkhôngcólượtquétmãQRphátsinhtrongngàti so ajax Đoàn thanh niên phường Mộ Lao, quận Hà Đông đã tổ chức đội hình lưu động với 6 thành viên để hướng dẫn các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tạo điểm quét QR theo yêu cầu của thành phố.
Đội hình lưu động được trang bị 1 máy in có phát Wi-Fi, 1 máy tính xách tay và từ 3 - 4 smartphone có kết nối máy in, 1 bộ phát điện gồm ắc quy và máy kích điện 220v được trang bị trên xe đẩy để tạo điều kiện hỗ trợ cấp mã QR nhanh nhất cho các cơ sở kinh doanh.
Trao đổi với ICTnews, Bí thư Đoàn phường Mộ Lao Nguyễn Tiến Phúc cho biết, chương trình hỗ trợ các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tạo điểm quét QR đã được các đoàn viên thanh niên phường triển khai trong 3 ngày gần đây. Những ngày đầu, số lượng điểm kinh doanh được hỗ trợ còn ít để các đoàn viên bước đầu làm quen, nắm được phương pháp tạo mã QR. Trong chiều ngày 28/9, đội hình lưu động đã hỗ trợ gần 100 điểm kinh doanh.
“Hiện nay đa phần các cơ sở kinh doanh đã có ý thức về việc phải đăng ký điểm quét mã QR khi hoạt động, tuy nhiên vẫn còn số số nơi mặc dù có tạo mã nhưng không đúng mẫu theo quy định. Những ngày tới, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả hơn nữa, dự kiến đến ngày 30/9 sẽ cơ bản hoàn thành nội dung hỗ trợ tạo điểm quét mã QR”, Nguyễn Tiến Phúc cho hay.
Toàn thành phố Hà Nội chỉ còn 1 xã không có lượt quét mã QR phát sinh trong ngày |
Những ngày vừa qua, không chỉ các đoàn viên thanh niên thuộc đoàn phường Mộ Lao, quận đoàn Hà Đông mà nhiều đoàn viên, thanh niên các quận, huyện trên toàn thành phố đã tích cực phối hợp cùng chính quyền địa phương và người dân Hà Nội trong việc tạo, dán, sử dụng mã QR để phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn toàn thành phố.
Với sự vào cuộc tích cực của cả các cơ quan, tổ chức và địa phương, theo số liệu của Sở TT&TT Hà Nội, tính đến ngày 28/9, tổng số địa điểm quét mã QR trên toàn thành phố đã là 448.343, tăng 182.755 địa điểm so với ngày 16/9 - thời điểm Hà Nội bắt đầu nới lỏng giãn cách.
Số địa điểm quét QR được tạo mới trong ngày 27/9 là 18.747 điểm; trung bình 7 ngày vừa qua có 22.728 địa điểm quét QR được tạo mới mỗi ngày. Số địa điểm thực hiện quét QR thường xuyên trong 7 ngày là 89.325 địa điểm.
Thống kê của Sở TT&TT Hà Nội cũng cho thấy, tổng số lượt quét mã QR trên phạm vi toàn thành phố trong ngày là 390.266 lượt, tăng 219.073 lượt/ngày so với ngày 16/9 – thời điểm Hà Nội bắt đầu nới lỏng giãn cách. Trung bình 7 ngày vừa qua có 269.094 lượt quét; tổng số người đi/đến check-in tại các địa điểm quét QR trong ngày là 264.346 người.
Đặc biệt, số xã không có lượt quét mã QR phát sinh trong ngày đã tiếp tục giảm mạnh, hiện chỉ còn 1 xã là Văn Đức, huyện Gia Lâm không có lượt quét mã QR phát sinh trong ngày.
Quốc Oai vẫn là huyện tạo được nhiều địa điểm nhất trong 7 ngày qua với 55.266 địa điểm. Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng và Ba Đình là các quận, huyện có nhiều lượt quét mã QR ghi nhận có mặt tại các địa điểm.
Giải pháp công nghệ cần kiên quyết triển khai trong bình thường mới
Trong thông tin mới cập nhật về tình hình khai báo y tế, Sở TT&TT Hà Nội cho hay, tính đến ngày 27/9, thành phố Hà Nội có tổng số hơn 8,74 triệu tờ khai báo y tế trên hệ thống phần mềm. Số tờ khai trong ngày là 191.322 tờ khai, tăng 73.756 so với ngày trước đó; trung bình 7 ngày vừa qua số tờ khai báo y tế trên hệ thống phần mềm là 127.693/ngày.
Cũng trong ngày 27/9, toàn thành phố có tổng cộng 541 người khai báo ho sốt khó thở, trong đó có 249 người khai báo ho, sốt qua ứng dụng Bluezone và 292 người khai báo ho sốt qua tokhaiyte.vn. Tính đến 18h ngày 27/9, đã có gần 3,46 triệu người dân Hà Nội đã cài đặt, sử dụng Bluezone, chiếm 42,81% dân số của thành phố.
Khai báo y tế điện tử, quản lý thông tin người ra vào địa điểm bằng mã QR là một trong những nền tảng công nghệ đã được Hà Nội quyết liệt triển khai thời gian qua. Giải pháp này đã góp phần đưa Hà Nội trở lại trạng thái bình thường mới, sau gần 2 tháng áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên toàn thành phố để phòng ngừa lây lan dịch trong cộng đồng.
Không những thế, khi nới lỏng giãn cách, cho phép nhiều cơ sở được hoạt động trở lại, UBND thành phố Hà Nội đã đưa ra yêu cầu bắt buộc các cơ sở này phải tạo điểm quét mã QR để người ra, vào địa điểm thực hiện quét mã QR ghi nhận có mặt và khai báo y tế.
Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Thanh Liêm nhấn mạnh, khai báo y tế và quản lý thông tin người vào ra các địa điểm công cộng bằng quét mã QR là giải pháp kiên quyết phải làm. |
Nhấn mạnh đây là giải pháp kiên quyết phải làm, Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Thanh Liêm cho hay: Ví dụ ở nước ngoài, một người dân khi đến nhà hàng, siêu thị hay công sở thì đều phải có điện thoại thông minh hay các thẻ QR để quét tại các nơi đến giao dịch. Trong trường hợp xảy ra ca F0, cơ quan chức năng có thể truy vết nhanh các trường hợp F1. Đây là điều kiện tiên quyết, muốn mở quán ăn, nhà hàng, siêu thị thì các nơi này phải tạo các điểm quét mã QR, và người dân muốn đến các điểm đó để giao dịch thì buộc phải quét mã.
“Vì thế, thành phố đã kêu gọi các đơn vị hãy tạo điểm quét cho người dân. Rất mong người dân thực hiện nghiêm chỉnh, tuân thủ việc quét QR Code trước khi vào giao dịch tại các địa điểm”, ông Liêm nói.
Đại diện Sở TT&TT Hà Nội cũng cho biết thêm, thực hiện chỉ đạo của Thành phố, Sở đã có văn bản đề nghị các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt các ứng dụng phòng chống dịch; nhắc nhở thực hiện nghiêm việc quét mã QR.
Đồng thời, yêu cầu tất cả cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, cơ sở dịch vụ... phải kiểm soát người vào ra đơn vị bằng quét mã QR. Việc này sẽ được giám sát bởi lực lượng Công an tại địa phương và Tổ Covid-19 cộng đồng.
Vân Anh
Từ ngày 21/9, nhiều hoạt động trên địa bàn Hà Nội đã được nới lỏng. Kết quả này có được một phần nhờ thành phố đã triển khai mạnh mẽ các nền tảng công nghệ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)