Chọn ngành học như chọn bạn đời_doi hinh dortmund

Đinh Tuấn Ân (24 tuổi),ọnngànhhọcnhưchọnbạnđờdoi hinh dortmund quê Quảng Ngãi, Giám đốc chuỗi cửa hàng tàu hũ HAT, người vừa ra mắt cuốn sách Giá như tôi biết những điều này... trước khi thi đại học, đã có cuộc chia sẻ thú vị.

{keywords}
Đinh Tuấn Ân

"Bạn trẻ hãy thực sự nghiêm túc với câu hỏi: Đâu là điều mình đam mê? Nếu trả lời được, gần như trả lời cả tương lai của bạn sau này"
- Cuốn sách của bạn có nhiều điều bộc bạch, nhưng tựu trung lại điều Tuấn Ân muốn gửi gắm nhất là gì?


Có thể nói, cuốn sách như một cuộc hành trình kể về những trải nghiệm thực tế, những bài học cũng như những trăn trở của tôi từ khi tôi là một học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa đại học giống nhiều bạn trẻ bây giờ.

Tôi không muốn các bạn học sinh sống trong những ngộ nhận, tư duy sai lầm về việc chọn ngành, bức tranh đại học, cách nhìn nhận về những sai lầm, thất bại hay con đường đi đến thành công. Tôi không muốn đến một lúc nào đó, chẳng hạn như khi các bạn đó chính thức trở thành sinh viên và thốt lên rằng “giá như…”

- Theo bạn, những người trẻ chuẩn bị chọn ngành nghề tương lai cho mình nên cân nhắc điều gì, để không phải nói từ hối tiếc “giá như…" như bạn?


Tôi muốn nhấn mạnh một điều: Công việc sau này các bạn làm sẽ không chỉ đơn giản là công việc mà thôi. Nó cũng giống như một người chồng hay người vợ bạn sống cả đời, mỗi sáng sẽ cùng thức dậy và mỗi tối cùng đi ngủ. Các bạn thử tưởng tượng xem, nếu người vợ hay người chồng mà bạn cưới sau này là người mà bạn không hề yêu, thậm chí là ghét nữa thì cuộc sống của bạn sẽ kinh khủng như thế nào! Nếu chịu khó quan sát xung quanh mình, các bạn sẽ thấy có vô số những người đang ngày ngày than vãn, chán nản về công việc của mình.

Tôi biết khi chọn ngành nghề, các bạn sẽ chịu chi phối bởi rất nhiều thứ như: sự áp đặt của gia đình, trào lưu bạn bè, ngành này “nóng” ngành kia không… Tuy nhiên, cần phải tự hỏi rằng: Đâu là điều mình đam mê? Hãy thực sự nghiêm túc, dũng cảm trả lời câu hỏi đó.

Muốn đưa thương hiệu tàu hũ ngang với KFC, Lotteria

Bạn có thể chia sẻ đôi điều về việc lập nghiệp với tàu hũ HAT cũng như kế hoạch phát triển thương hiệu này?

Từ năm 2011, lúc đang còn là sinh viên năm thứ 4, tôi cùng hai người bạn hùn vốn mở cửa hàng tàu hũ HAT (ghép tên của ba người: Hận, Ân, Tùng). Sau hơn một năm kể từ ngày bắt đầu “xông pha”, chúng tôi đã vượt qua được những khó khăn chất chồng trong lần phá sản đầu tiên và trụ vững với 4 cửa hàng cùng hơn 30 loại tàu hũ. Mặc dù đã bị nhiều người cho “ăn gạch”, nhưng tôi cũng vẫn tiếp tục khẳng định: chúng tôi đang nỗ lực từng ngày để có thể biến món tàu hũ quê hương thành một thương hiệu toàn cầu như KFC, Lotteria…
- Chọn Trường ĐH Ngân hàng để học là sự chọn lựa của chính bạn hay từ sự áp đặt của người khác? Và rồi vì sao bạn bỏ học giữa chừng?


Lúc tôi chọn ngành, chọn trường đơn giản lắm. Chỉ vì nghĩ nó là ngành “nóng”, ra trường lương cao và để bản thân mình cùng với ba mẹ có dịp nở mày nở mặt với thiên hạ. Trước đó, tôi chỉ biết cắm đầu, cắm cổ vào học và học. Tôi chẳng có một định hướng và chả ai giúp tôi điều đó, mọi thứ thật mơ hồ. Thậm chí, lúc nhận tờ giấy đăng ký dự thi, tôi còn không biết có Trường ĐH Ngân hàng và ngành tài chính - ngân hàng nữa mà!

Tôi không bỏ học giữa chừng vì tôi đã hoàn thành 4 năm đại học. Tôi chỉ bỏ thi hai môn tốt nghiệp để có một tấm bằng mà thôi.

Sau 1 năm đầy ê chề và chán nản khi bước vào đại học, tôi đã nhanh chóng lấy lại cân bằng và rẽ theo con đường của riêng mình. Cụ thể, tôi bắt đầu lên kế hoạch học, tìm hiểu và trải nghiệm những điều mà tôi đam mê, thích thú đồng thời chấp nhận phớt lờ những môn tôi không thích. Chính vì thế, tôi cảm thấy mình tận dụng khá tốt thời gian và không hề hối tiếc những tháng ngày khi còn ở trên giảng đường.

- Thời gian qua, chúng ta nghe rất nhiều về câu nói: "Đại học không phải là con đường duy nhất để bạn trẻ bước vào đời". Bạn nghĩ gì về câu nói này?


Tôi để ý qua những cuộc trò chuyện từ ngoài đời đến các diễn đàn trong thế giới mạng, người ta thường rơi vào một trong hai trạng thái: Một, học đại học làm gì và phủ nhận vai trò của nó; hai, đại học là con đường duy nhất, tuyệt đối. Tôi cho rằng, chúng ta cần nhìn nhận ở mỗi con đường đều có những cái ưu và nhược riêng của nó. Và đại học chỉ là một trong những con đường đi đến thành công, có thể nó bằng phẳng và phổ biến hơn những con đường khác mà thôi.

Một điều quan trọng, các bạn học sinh cần phải phân biệt rõ ràng: những người thành công rất nổi tiếng như: Bill Gates, Steve Jobs, Larry Ellison…, họ chỉ bỏ học đại học chứ không phải họ bỏ học. Mặc dù họ không học đại học nhưng họ lại học bằng trường đời, tự học từ thực tế, tự nghiên cứu rất “dữ”. Thật nguy hiểm và sai lầm nếu thấy những tỉ phú thế giới bỏ học đại học là mình cũng bỏ học mà không hiểu đằng sau đó, họ phải đổ không biết bao nhiêu công sức, mồ hôi với niềm đam mê của mình.

- Quan niệm của bạn về hạnh phúc? Hiện nay, bạn có cảm thấy mình hạnh phúc?

Hạnh phúc là được làm những điều mình đam mê và hiện tại, tôi cảm thấy hạnh phúc với điều đó. Tôi rất thích câu nói của Steve Jobs: “Thời gian của chúng ta là có hạn, vì thế đừng phí phạm bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nhốt mình trong những giáo điều nào đó. Điều quan trọng nhất, hãy can đảm để đi theo tiếng gọi của trái tim mình!”.

(Theo
Như Lịch/ Thanh Niên)
Cúp C1
上一篇:Bố ruột diva Hồng Nhung sống một mình ở tuổi 85, phải thuê người giúp việc
下一篇:Soi kèo góc Wolves vs Arsenal, 22h00 ngày 25/1