"Khách nhà tôi chủ yếu là khách quen,únriêuvỉahètênkémsangởHàNộiđêmnàocũngbánvàitrămbákết quả paok nhưng nhiều người cũng không biết tôi tên gì. Xưa, thời mẹ chồng tôi bán, họ gọi đây là 'Bún riêu bà móm', tới tôi thì họ gọi 'Bún riêu bà điếc'.
Nghe hơi buồn cười nhưng cũng là đặc trưng, khiến họ dễ nhớ", bà Hoa, chủ gánh bún riêu vỉa hè trên phố Nguyễn Thiếp (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vừa tỉ mỉ xếp đồ, chuẩn bị đón khách vừa "cười hà hà" kể về cái tên "không đụng hàng" của quán.
Gánh bún riêu của bà Giang Thị Hoa (54 tuổi) đã trở thành địa chỉ quen thuộc với nhiều thực khách suốt 20 năm. Trước đây, chủ quán là mẹ chồng bà Hoa, còn bà là người phụ giúp.
Hai mẹ con buôn bán trên phố Đường Thành (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Gần 8 năm nay, bà Hoa kế nghiệp, duy trì gánh bún riêu theo công thức của mẹ chồng và chuyển về phố Nguyễn Thiếp, buôn bán gần nhà.
"Mẹ chồng tôi nấu bún riêu theo hương vị cổ truyền và đến giờ, tôi vẫn giữ công thức đó. Gánh bún của mẹ nuôi 10 người con khôn lớn, nên chúng tôi tự hào lắm", bà Hoa cho hay.
Khu vực làm bún của bà Hoa là một chiếc bàn nhỏ, sắp xếp đủ gia vị và nguyên liệu. Bên cạnh là nồi nước dùng sôi lăn tăn. Bên trái là quang gánh đựng thúng bún, bát to. Những bộ bàn ghế nhựa xếp nép vào cửa nhà dân xung quanh.
Giải thích về cái tên "Bún riêu bà điếc", bà Hoa cho biết, do ảnh hưởng dây thần kinh ở sau tai, khả năng nghe của bà khá kém. Lúc bán hàng, khách phải nói to, nói nhiều lần bà mới nghe rõ.
Vì thế, không biết từ bao giờ, khách nửa đùa nửa thật gọi đây là quán "bà điếc". Sau này, bà sử dụng máy trợ thính nên khách đến ăn đều được phục vụ theo yêu cầu, không còn phàn nàn vì bị làm sai món.
"Ai thấy chạnh lòng chứ tôi thấy tên này lạ, dễ phân biệt với các quán khác", bà Hoa cho hay.
Hằng ngày, bà Hoa mở bán từ 18h hôm trước tới khoảng 2h hôm sau. Nếu trời mưa, bà sẽ nghỉ sớm hơn. Thời điểm đông khách nhất là 20 - 22h.
Theo bà, phần kỳ công nhất trong món bún riêu là nước dùng. Bà ninh xương nhiều giờ, cho tới khi nhừ sẽ chắt lấy nước cốt, thêm gạch cua nguyên chất, cà chua, giấm bỗng và các gia vị theo công thức gia truyền.
"Trong nồi nước dùng, mỗi nguyên liệu, tôi đều đong đếm kỹ, ngày nào cũng như ngày nào để hương vị được đảm bảo, không lúc mặn, lúc nhạt, lúc nồng... Xương và cua đều phải là đồ tươi, đồ thật mới ngon", bà Hoa nói.
Cũng theo chủ quán, nguyên liệu được nhập trong ngày từ mối quen nhiều năm. Từ cua, đậu, rau sống, rau thơm... gia đình đều nhập về rồi tự sơ chế, chế biến cho kịp bán vào buổi tối. Mùa hè, thời tiết nắng nóng, khâu bảo quản sẽ vất vả hơn.
"Quán toàn khách quen, có khi họ ăn từ hồi còn yêu nhau đến lúc lấy nhau, sinh con vẫn quay lại. Vì vậy, nếu mình nấu khác đi, họ nhận ra ngay. Tôi buôn bán vỉa hè, bàn ghế đơn sơ, chỗ ngồi hạn chế nên muốn khách gắn bó, luôn cố gắng làm thật ngon, vui vẻ, niềm nở với khách", bà Hoa nói.
Bún riêu tại quán có mức giá khá rẻ so với nhiều hàng quán phố cổ, dao động từ 25.000 - 65.000 đồng. Bà Hoa viết giá rất rõ ràng để khách không nhầm lẫn.
Bát bún riêu 65.000 đồng sẽ gồm bề bề, đậu, sườn sụn, thịt bò, giò tai. Lượng bún và đồ ăn kèm đều đầy đặn. Quán có bán đồ ăn kèm như tóp mỡ 10.000 đồng/túi, trứng vịt lộn 8.000 đồng/quả, quẩy 10.000 đồng/đĩa. Tóp mỡ chiên giòn được đựng trong túi nilon, để đảm bảo vệ sinh.
Khi khách gọi món, bà Hoa nhanh tay trụng bún vào nồi nước đang sôi, xếp các đồ ăn kèm lên trên, rắc hành lá thái nhỏ, hành khô, chút gia vị rồi chan nước dùng nóng hổi gần đầy miệng bát.
Với khách thích hương vị mắm tôm, bà Hoa sẽ nêm thêm một thìa nhỏ cho dậy mùi. Bát bún riêu bưng tới bàn vẫn bốc khói nghi ngút, tỏa mùi thơm dịu thoang thoảng. Đây là món ngon ấm bụng vào ban đêm.
Bà Hoa cho biết, mỗi ngày quán bán được hàng trăm bát bún riêu. Ngày cuối tuần, có khi bà bán hết 500 - 600 bát, tương đương hơn tạ bún, huy động gần 10 người phục vụ. "Làm bún riêu lích kích nhiều công đoạn và buôn bán đêm vất vả lắm. Nhưng cứ thấy khách quay lại, gắn bó, tôi lại thấy vui", bà tâm sự.
Chị Lan Anh (21 tuổi, Long Biên, Hà Nội) ăn ở quán đã hơn 3 năm. Nữ thực khách thích hương vị truyền thống của nước dùng, hài hòa và đậm đà. Chị đã đưa nhiều bạn bè tới quán thưởng thức.
Ông Bình (70 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) thì ấn tượng nhất với bún riêu cua ăn kèm tóp mỡ. "Tóp mỡ giòn, không ngấm dầu nên không ngấy, rất hợp với nước dùng chua dịu. Bát bún riêu bình thường chỉ 25.000 đồng nên ai cũng ăn được", ông nói.
Theo thực khách của quán, tuy bán vỉa hè nhưng bà Hoa lại là người gọn gàng, sắp xếp không gian rất sạch sẽ nên tạo ấn tượng tốt. Nếu đến vào đêm cuối tuần, thực khách sẽ phải chờ đợi vì quán đông.
Bún riêu là một trong những món ăn đường phố hấp dẫn du khách khi tới Hà Nội. Những năm gần đây, ẩm thực Hà Nội luôn được truyền thông quốc tế và du khách trong - ngoài nước đánh giá cao.
Hồi tháng 3, Hà Nội dành vị trí dẫn đầu hạng mục "Điểm đến ẩm thực tốt nhất thế giới năm 2024" nằm trong khuôn khổ Giải thưởng "Best of the Best của Traveller's Choice" do Tripadvisor công bố.
Bún riêu tóp mỡ phố cổ: Quán 1 mét vuông, trăm khách chen chúc ngồi 'ké' hàng xómCó diện tích vỏn vẹn 1 mét vuông, chỉ đủ đặt nồi nước dùng và chiếc bàn inox nhưng quán bún riêu tóp mỡ nằm trên con phố Trần Xuân Soạn lại luôn đông đúc. Ngày cao điểm, quán có thể bán hết 500 - 600 bát.
顶: 3366踩: 46
评论专区