TheăngsuấtngànhTTTTtăngtrưởngmạsoi kèo arsenalo bà Vũ Hồng Dân, Trưởng phòng Tư vấn cải tiến năng suất, Viện năng suất Việt Nam, Tổng cục Đo lường chất lượng, song song với chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, năng suất chất lượng là từ khoá và một trong những chỉ tiêu đánh giá quan trọng hiện nay. Bà Hồng Dân cho biết, dưới góc độ kinh tế quốc gia thì năng suất thể hiện sự thịnh vượng của một quốc gia còn ở góc độ doanh nghiệp nó thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cùng ý kiến, bà Nguyễn Quỳnh Anh, Viện Chiến lược Bộ TT&TT cho biết năng suất chất lượng đóng vai trò quan trọng và quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Vị chuyên gia cho biết, cuộc CMCN 4.0 là cách mạng thông minh hoá, máy móc thay lao động trí óc. Mô hình tăng trưởng trước đây chủ yếu là vốn – tài nguyên – lao động. Nhưng trong bối cảnh mới các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, nhiều quốc gia đã chuyển dịch mô hình tăng trưởng truyền thống sang mô hình dựa trên năng suất lao động với 3 yếu tố gồm: khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Dẫn số liệu từ Dự thảo Báo cáo năng suất Việt Nam, bà Vũ Hồng Dân đánh giá năng suất lao động của ngành TT&TT đã có những phục hồi đáng kể trong năm 2020 và phát triển ngoạn mục trong năm 2021 – 2022 với mức tăng trưởng lên tới 25,6%. “Tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành TT&TT đạt mức 8,95%, cao hơn trung bình cả nước 4,68%”, bà Dân nói.
Cũng theo số liệu từ báo cáo này, năng suất lao động trung bình của lao động ngành TT&TT đạt 176,2 triệu đồng/lao động/năm và tốc độ tăng bình quân trong 10 năm vào khoảng 6,78%. Trong nhiều yếu tố tác động tới tăng năng suất lao động, vị chuyên gia đánh giá ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo có tác động mạnh mẽ và có tốc độ tăng cao nhất trong các ngành với mức tăng hơn 65% (so với mức trung bình khoảng 45%).
Yếu tố hưởng tới năng suất dưới góc độ của doanh nghiệp gồm các yếu tố bên trong và và các yếu tố bên ngoài (tài nguyên, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh và thể chế, chính trị xã hội…). Theo đó, các yếu tố bên ngoài đem lại lợi thế cũng như các cơ hội cho các doanh nghiệp như nhau nhưng cần dự báo và chuẩn bị nguồn lực để chớp các cơ hội này. Trong khi đó, các doanh nghiệp cần chủ động các yếu tố bên trong gồm phần cứng (như hạ tầng, năng lượng, công nghệ, cơ sở vật chất…) và phần mềm (cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nhân lực…) để có thể đổi mới và tận dụng các thời cơ.
"Ứng dụng các công nghệ tiên tiến là yếu tố cần được nhấn mạnh. Cải tiến quá trình ứng dụng hệ thống quản trị tiên tiến theo các chuẩn mực quốc tế làm cho hệ thống quản trị linh hoạt sáng tạo là điều các doanh nghiệp cần lưu ý", vị chuyên gia này cho hay.
Trong khi đó, đại diện Viện chiến lược TT&TT cho hay, khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp, trong đó có cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy, mối quan tâm của các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề chính sách cũng như giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Trong đó tập trung vào các nguồn lực, đổi mới cơ chế sử dụng ngân sách cho công tác nghiên cứu phát triển; định hình và phát triển các sản phẩm, thị trường… Đại diện Viện Chiến lược TT&TT cũng chia sẻ, các giải pháp nâng cao chất lượng trong lĩnh vực TT&TT dựa trên các nguyên tắc Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt; thực hiện nghiêm túc hoạt động quản lý Nhà nước về KHCN; ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ mới. Đồng thời, tập trung nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ lõi và đào tạo nhân lực để nâng cao trình độ phát triển ứng dụng CNTT.
Mục tiêu lớn nhất đó là sử dụng tối ưu hạ tầng số và hạ tầng dữ liệu để nâng cao năng lực xử lý thông tin của các doanh nghiệp; đẩy mạnh nền tảng số quốc gia, sử dụng tiến bộ KHCN để giải quyết các bài toán lớn; Làm chủ công nghệ, hệ sinh thái sản phẩm của người Việt Nam, cho người Việt Nam, theo cách Việt Nam.; hệ thống hoá, chuẩn hoá các công nghệ phục vụ phát triển các công nghệ cốt lõi của Việt Nam; hình thành phát triển các phòng thử nghiệm phục vụ nghiên cứu, phát triển. Đồng thời, tăng cường thu hút nguồn vốn cho doanh nghiệp.
评论专区