Khoa Sức khỏe tâm thần,ịrốiloạntâmthầnsauthitrượtlớpthíchtrốntrongtủquầnátrực tiếp bóng đá k+ ngoại hạng anh Bệnh viện E (Hà Nội) thời gian gần đây tiếp nhận nhiều bệnh nhân là học sinh bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm… nguyên nhân do áp lực học hành quá nặng nề.
Nam sinh N.M.H (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) thi trượt vào lớp 10của một trường nổi tiếng ở Hà Nội. Biết mình không đỗ, thiếu 0,25 điểm, H. tiếc và bắt đầu buồn chán. Cậu đi học ở một trường tư thục và năm sau thi lại.
Nhưng lần thi thứ hai, H. vẫn không đỗ nên nản lòng, không muốn tiếp xúc với ai. Hằng ngày, H. ngồi thu lu một mình trong phòng, trốn trong tủ quần áo, góc nhà, bóng tối. Cậu luôn tự trách mình, cảm thấy xấu hổ vì mình là người thất bại. Thấy con có biểu hiện bất thường nên bố mẹ đưa H. đi khám sức khỏe tâm thần.
Theo bố của H., gia đình không ép H. phải thi trường điểm nhưng cậu tự tạo ra áp lực cho mình và cố đạt được mục tiêu. Khi thi trượt, cậu luôn tự trách bản thân và cảm thấy không xứng đáng là con của bố mẹ. Dù gia đình động viên nhưng H. luôn trốn tránh, cho rằng kém cỏi hơn anh chị trong nhà.
Thạc sĩ tâm lý Phan Thanh Huyền - Khoa Sức khỏe tâm thần, cho biết, khi nhập viện, H. có biểu hiện hoang tưởng, tư duy lộn xộn. Cậu luôn cảm thấy có người theo dõi, xui khiến. Bác sĩ tư vấn bệnh nhân cần điều trị nội trú nhưng nam sinh phản đối cho rằng mình không có bệnh. Gia đình xin điều trị ngoại trú. Theo Thạc sĩ Huyền, gia đình cần theo dõi sát sao vì bệnh nhân có hành vi hoang tưởng, ảo giác, nguy cơ tự sát rất cao.
Nam sinh V.D.K (sinh năm 2005, ngoại thành Hà Nội) vào viện khám trong tình trạng loạn thần cấp, mất ngủ. Theo gia đình, K. học tốt và đặt mục tiêu năm nay sẽ vào Đại học Bách khoa Hà Nội. K. cũng tạo ra áp lực với chính mình phải đạt điểm 10. Ngoài học ở lớp, K. chăm đi học thêm. Về nhà, em học đến 2 - 3h sáng, chỉ ngủ 1-2 tiếng. Đến gần kỳ thi tốt nghiệp THPT, K. có biểu hiện cáu gắt, không muốn nói chuyện với ai, hay lẩm bẩm một mình, mất ngủ. Gia đình đưa cậu đến Khoa Sức khỏe tâm thần khám.
Bác sĩ cho biết, K. bị hoang tưởng ảo giác, biểu hiện loạn thần cấp cần nhập viện điều trị cả thuốc và liệu pháp tâm lý. Sau một thời gian, sức khỏe ổn định nhưng K. bỏ lỡ kỳ thi năm nay. Ước mơ vào đại học của nam sinh này phải gác lại.
Sau mỗi kỳ thi, số bệnh nhân là học sinh vào khám tâm lý đều cao hơn. Các triệu chứng rối loạn tâm thần ở lứa tuổi học đường thường dễ bị bỏ qua. Nhiều phụ huynh cho rằng con quá áp lực nên cáu gắt, họ ít để ý.
Bác sĩ Huyền khuyến cáo cha mẹ cần quan sát nếu thấy con có biểu hiện bất thường như cáu gắt, mất ngủ, không muốn tiếp xúc với người khác, lo âu, luôn làm đau chính mình, có hành động tự hủy hoại bản thân… cần đưa các em tới các cơ sở chuyên khoa sức khỏe tâm thần để kiểm tra và điều trị kịp thời tránh các tình huống đáng tiếc xảy ra.
Để tránh các trường hợp trầm cảm, rối loạn tâm thần, hoang tưởng ở học sinh, cha mẹ không nên tạo áp lực cho con trong học tập. Nếu trẻ tự tạo áp lực như hai nam sinh trên, cha mẹ cần giải thích, động viên con nhiều hơn. Trẻ cần hiểu được việc lựa chọn nên phù hợp với năng lực. Hằng ngày, trẻ phải cân bằng thời gian học, nghỉ ngơi, thư giãn để giảm căng thẳng, tránh stress kéo dài.
Nữ sinh lớp 8 nhập viện tâm thần: Bạn cầm vở tát vào mặt, đe dọa suốt ngàySau một năm bị nhóm bạn học cùng lớp bắt nạt bằng lời nói, thậm chí đánh đập, nữ sinh rơi vào trạng thái tinh thần không ổn định, muốn giải thoát bằng cách tự hủy hoại bản thân.