TheàNộithúcxửlýviphạmxâydựnggâybứcxúcách đánh tài xỉuo Sở Xây dựng, tính đến ngày 30/10/2017, số công trình sai phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố thuộc thẩm quyền của UBND các quận, huyện, thị xã đã giảm từ 198 trường hợp xuống còn 154 trường hợp vi phạm.
Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản, yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Giám đốc các Sở, Ban, ngành thực hiện một số nội dung nhằm tăng cường quản lý, xử lý đối với các công trình vi phạm.
Đối với các công trình sai phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố thuộc thẩm quyền của Thành phố, giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các Sở ngành chức năng và UBND các quận, huyện liên quan, thống nhất đề xuất giải quyết theo đúng quy định; báo cáo UBND Thành phố trước ngày 15/12/2017.
Với các công trình sai phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố thuộc thẩm quyền của UBND các quận, huyện, thị xã, theo báo cáo của Sở Xây dựng tính đến ngày 30/10/2017 đã giảm từ 198 trường hợp xuống còn 154 trường hợp vi phạm.
Chung cư 47 Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân với hàng loạt vi phạm trật tự xây dựng kéo dài. |
UBND Thành phố giao Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn nơi có công trình vi phạm, phối hợp các phòng, ban chuyên môn tập trung lực lượng xử lý dứt điểm đối với 154 trường hợp vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng, đất đai trên địa bàn.
Kiên quyết xử lý, xử phạt vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo thẩm quyền đảm bảo đúng quy định, không để tồn tại và phát sinh các trường hợp vi phạm mới, báo cáo Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố kết quả xử lý xong trước ngày 15/12/2017.
Trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, có trách nhiệm báo cáo, đề xuất với Sở Xây dựng chủ trì phối hợp cùng với các Sở ngành chức năng thống nhất giải quyết dứt điểm, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
UBND TP cũng nhấn mạnh việc Tăng cường kỉểm tra, kiểm soát hoạt động xây dựng trân địa bàn; kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm đất đai liên quan đến hoạt động xây dựng, không đế xảy ra vi phạm mới phát sinh trên địa bàn.
Nghiêm túc xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm. Chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về những tồn tại, hạn chế, yếu kém hoặc các trường hợp phát sinh vi phạm mới mà không kịp thời xử lý theo quy định – UBND TP nêu rõ.
Truy thu tiền tỷ do vi phạm
Liên quan đến vấn đề xử lý trật tự xây dựng, từ tháng 4/2017, Sở Xây dựng Hà Nội đã tiến hành tổng rà soát, lên phương án xử lý các công trình vi phạm đã được liên ngành kết luận. Kết quả cho thấy, hàng loạt dự án lớn xây vượt tầng so với giấy phép xây dựng (GPXD) được cấp, xây vượt diện tích đấu thầu được phê duyệt, rất nhiều tầng được chủ đầu tư ngang nhiên sử dụng sai mục đích…, tất cả những vi phạm trên đã giúp chủ đầu tư thu lợi bất chính nhiều năm nhưng không được xử lý kịp thời.
Dự án Capitaland - Hoàng Thành tại Lô CT-08, Khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông) do Cty TNHH Capitaland - Hoàng Thành làm chủ đầu tư tăng số lượng căn hộ từ 992 căn lên 1.478 căn. |
Như tại dự án khu chung cư Capitaland - Hoàng Thành tại Lô CT-08, Khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông) do Cty TNHH Capitaland - Hoàng Thành làm chủ đầu tư được điều chỉnh tăng số lượng căn hộ từ 992 căn lên 1.478 căn nhưng chưa nộp bổ sung phí xây dựng.
Khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ Sakura Tower 47 Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân) do Cty CP Hùng Tiến Kim Sơn làm chủ đầu tư đã tổ chức thi công xây dựng sai nội dung GPXD. Chuyển phòng sinh hoạt cộng đồng tại tầng 1 thành siêu thị. Tầng kỹ thuật 1 (giữa tầng 2 và 3) chuyển đổi thành văn phòng làm việc, tầng kỹ thuật 2 (giữa tầng 11 và 12) chuyển đổi thành căn hộ…, làm số lượng căn hộ tăng thêm 64 căn.
Dự án Đầu tư xây dựng khu nhà ở kết hợp dịch vụ công cộng (Nhà A) thuộc Khu đất đấu giá đường Nguyễn Tuân (Thanh Xuân) do Cty CP Xây dựng và Thiết bị vật tư Hà Nội I làm chủ đầu tư, cũng bị phát hiện hàng loạt vi phạm, gồm: Tổ chức thi công sai so với quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc được chấp thuận; Tăng diện tích đất xây dựng 248,5m2, do xây dựng thêm ra ngoài diện tích trúng đấu giá; Xây dựng thêm tầng 10 và 11 bố trí thành 13 căn hộ. Tổng diện tích sàn xây dựng tăng thêm từ tầng 2 đến 11, là 1.768m2. Thay đổi công năng sử dụng, tự ý chuyển đổi 480m2 tầng hầm từ để xe sang kinh doanh dịch vụ….
Căn cứ kiến nghị của liên ngành và hiện trạng các dự án vi phạm, Sở Xây dựng đã đề xuất UBND thành phố Hà Nội nhiều nhóm biện pháp xử lý.
Căn cứ kiến nghị của liên ngành và hiện trạng các dự án vi phạm, Sở Xây dựng đã đề xuất UBND thành phố Hà Nội nhiều nhóm biện pháp xử lý. Trong đó, phần lớn dự án được đề xuất xử phạt cho tồn tại theo Khoản 9, Điều 13, Nghị định 121/2013/NĐ-CP.
Căn cứ đề xuất của Sở Xây dựng, ngày 15/9/2017, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã ký văn bản chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện có dự án vi phạm khẩn trương tổ chức thực hiện biện pháp xử lý được đề xuất, đôn đốc chủ đầu tư vi phạm thực hiện nghiêm túc các quyết định xử phạt hành chính và nộp bổ sung nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Theo Thanh tra Sở Xây dựng, 9 tháng vừa qua, các đội Thanh tra xây dựng đã tiến hành kiểm tra gần 15.000 công trình trong đó có hơn 1.600 công trình vi phạm, vi phạm phổ biến nhất vẫn là không phép chiếm gần 650 công trình. UBND cấp xã, huyện đã xử lý vi phạm hơn 1.200 trường hợp trong đó cưỡng chế phá dỡ 218 trường hợp; cấp bổ sung điều chỉnh giấy phép xây dựng 178 trường hợp… Số tiền xử phạt vi phạm hành chính là hơn 10,2 tỷ đồng. |
Hồng Khanh
9 tháng đầu năm 2017 Hà Nội đã xử lý vi phạm hơn 1.200 trường hợp trong đó phá dỡ cưỡng chế 281 trường hợp