NSƯT Đỗ Kỷ nói về tin đồn là đại gia, kể chuyện 'ở rể' nhà NSND Lan Hương_kqbd ecuador
Thời hoàng kim "đỏ đèn" của sân khấu kịch
Nhiều người vẫn tò mò,ƯTĐỗKỷnóivềtinđồnlàđạigiakểchuyệnởrểnhàNSNDLanHươkqbd ecuador không biết nghệ sĩ Đỗ Kỷ đến với nghệ thuật như thế nào?
- Ngày đó, nhiều người học xong phổ thông cơ sở (cấp 2) là đi làm, nếu nhà nào cho con học xong phổ thông trung học (cấp 3) là sự cố gắng rất lớn. Tôi học xong phổ thông trung học (ngày đó), thì muốn đi làm nhưng vô tình nghe được loa phát thanh của phường thông báo Nhà hát Kịch Việt Nam tuyển diễn viên thì muốn thử sức.
Dòng thông báo khá hấp dẫn vì mỗi tháng, một diễn viên sẽ được 18 kg gạo, mấy chục đồng tiền lương nên tôi đã đăng ký tham dự (cười).
Thời đó, chúng tôi phải thi tiểu phẩm, hát và đọc thơ. Tôi ngây thơ đến nỗi không hiểu tiểu phẩm là gì. Đến ngày thi, tôi vào trước ngồi xem các bạn diễn thế nào, làm tiểu phẩm ra sao để hình dung, lấy kinh nghiệm cho mình.
Đến lúc thi, các bậc tiền bối như: Đào Mộng Long, Trọng Khôi, Trúc Quỳnh… là những người tuyển tôi. Hồi đó, có 3.000 người thi mà lấy khoảng 40 diễn viên, may mắn tôi đã vượt qua 3 vòng và đỗ. Tôi học cùng lớp bà xã Lan Hương, tính đến nay, tôi đã có 45 năm vào nghề.
Anh đã làm nghề hơn 40 năm, trong đó có những năm tháng hoàng kim của sân khấu kịch?
- Năm 1978, tôi bắt đầu học ở Nhà hát Kịch Việt Nam, năm 1982 tôi vào bộ đội, năm 1984, tôi trở về Nhà hát công tác. Từ năm 1985-1990 là thời kỳ hoàng kim của kịch nói. Nhà hát có nhiều vở hay, động chạm nhiều đến vấn đề thời sự nóng, khán giả cũng sẵn sàng bỏ "hầu bao" đến rạp để xem.
Hồi đó, diễn viên đi các tỉnh diễn rất nhiều. Mỗi năm, đoàn nọ nối đoàn kia đi xuyên Việt 2-3 lần để phục vụ bà con. Có thời điểm, cả Nhà hát tập trung ở một nơi để diễn.
Bà con thấy diễn viên về thì vui lắm. Có lần về Hải Phòng, tôi đóng nhân vật bị mù, gần hết vở diễn tôi còn nghe thấy khán giả phía dưới cá độ xem tôi có bị mù thật hay giả. Khi vào trong cánh gà, có người chạy theo tôi và nói "ông này có mù đâu". Thời đó, khán giả hồn nhiên như vậy đấy.
Có những đợt chúng tôi đi 20 ngày để làm vở Bệnh sĩcủa Lưu Quang Vũ, hay vở Nhân danh công lý. Chúng tôi mang vào TPHCM, sau khi vở thành công, có hiệu ứng tốt nên hàng đêm sân khấu luôn "đỏ đèn" để phục vụ khán giả.
Ngày ấy, Nhà hát Kịch Việt Nam nằm trong khuôn viên của Nhà hát Lớn, thường xuyên đông đúc, tắc đường vì hàng dài người đến xếp hàng mua vé. Lúc đó, cả hai đoàn đều diễn vở này, mấy tháng trời chỉ làm Nhân danh công lýmà vẫn không thấy "hạ nhiệt", diễn viên sướng lắm.
Có cả việc khi diễn xong, đội phe vé chăm sóc đặc biệt cho cả đoàn, sáng thì mời ăn sáng, tối thì mời ăn khuya để mong diễn viên giữ sức, diễn tốt để họ bán được vé.
Có kỷ niệm nào về nghề diễn mà anh nhớ mãi không?
- Sân khấu cũng có thời gian bị khủng hoảng, vì thế ai mà gắn bó được với nghề thì phải có đam mê rất lớn. Có lần Nhà hát đi lưu diễn ở Lạng Sơn, thành phố này đông lắm, vì nhân dân cả nước lên đây để lấy hàng gần biên giới về buôn bán. Cả ngày, người và xe tấp nập, đoàn diễn mừng thầm vì kiểu gì cũng bán được vé.
Sau khi làm việc với Sở Văn hóa, chúng tôi vào Nhà hát để chuẩn bị tối diễn nhưng khi lấy tay quệt vào ghế thấy bụi dày đặc, đoàn thoáng buồn nhưng đã "hạ quân" rồi nên vẫn phải làm việc tiếp để hy vọng tối đón được nhiều khán giả.
Cả ê-kíp chuẩn bị phục trang, trang trí sân khấu, xe ô tô cổ động của đoàn đi nói loa khắp thành phố để giới thiệu về vở diễn. 19h tối không thấy ai đến, 20h không có một khán giả, đến 21h tối, cửa rạp leo lét ánh đèn dầu của bà cụ bán ô mai ngoài cổng.
Chúng tôi thu đồ lại ra về mà ngậm ngùi vì khán giả có nhiều mối quan tâm hơn là vào rạp xem kịch. Chuyện này gây ám ảnh với tôi một thời gian dài. Chúng tôi cũng động viên nhau rằng "qua cơn bĩ cực, đến hồi thái lai".
Theo anh, vì sao khán giả hiện nay không mặn mà với sân khấu? Có phải họ có nhiều thứ giải trí khác hấp dẫn không?
- Điều đó cũng chỉ một phần thôi, quan trọng là chúng ta chưa có kịch bản hay, thời sự. Tác phẩm phải đưa ra cái mà khán giả cần, nếu kịch bản xa rời thực tế, người xem không cảm nhận được sự gần gũi là thất bại.
Khi khán giả ngồi xem thấy mình trong đó, xem kịch mà như thấy đang nói mình thì mới hấp dẫn. Sân khấu phải sống động như bên ngoài thì mới có người quan tâm.
Nếu bây giờ có kịch bản viết về thâm cung bí sử của những vấn đề nóng, tôi đảm bảo sẽ "vỡ cửa rạp". Tại sao phim truyền hình thời gian gần đây lại hot vậy? Là do có kịch bản gần gũi, có những bộ phim nói được những "bí mật" gãi đúng "chỗ ngứa" của người xem.