Nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Osaka và Trường Y Hamamatsu cung cấp cái nhìn sâu hơn vào rủi ro tiềm ẩn của thiết bị điện tử đến trẻ nhỏ. Theẻdùngthiếtbịđiệntửmấytiếngmỗingàysẽbịảnhhưởlich thi đấu ngoại anho đó, trẻ dành từ 1 tiếng mỗi ngày trước màn hình sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển. Tuy nhiên, tác động tiêu cực có thể giảm nhẹ nếu cho trẻ em chơi ngoài trời hơn 30 phút.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị trẻ 2 tuổi không nên tiếp xúc với thiết bị điện tử thụ động, chẳng hạn xem tivi hay chơi game máy tính quá 60 phút một ngày.
Kenji Tsuchiya, Giáo sư phát triển trẻ em tại Đại học Oska, một trong những người tham gia nghiên cứu, cho biết, trong thế giới hiện đại chúng ta không thể tránh khỏi việc sử dụng màn hình và công nghệ số. Vì vậy, nên tìm ra cách hiệu quả nhằm giảm thiểu hiệu ứng xấu.
Nghiên cứu phân tích dữ liệu cũ trên 885 trẻ em sinh từ tháng 12/2007 đến tháng 3/2012 và theo dõi chúng từ lúc 18 tháng đến 4 tuổi, thời gian dùng màn hình trung bình là 2,6 tiếng/ngày.
Kết quả cho thấy những em bé 2 tuổi dùng thiết bị di động hơn 1 tiếng một ngày không bị ảnh hưởng đến khả năng hòa nhập (bao gồm chào hỏi, xin lỗi) khi lên 4 tuổi. Tuy nhiên, một số kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống khác lại nghèo nàn hơn những trẻ dùng thời gian ngắn hơn.
Trong nghiên cứu, kỹ năng giao tiếp được định nghĩa là kỹ năng bày tỏ ý kiến, hiểu lời nói của người khác, còn kỹ năng sống là sắp xếp mọi thứ gọn gàng và giúp làm việc nhà.
Nhưng khi trẻ chơi ngoài trời hơn 30 phút mỗi ngày trong 6 ngày hoặc hơn 1 tuần, hiệu ứng tiêu cực đối với kỹ năng sống của trẻ 4 tuổi được giảm đáng kể, dù ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp vẫn không thay đổi. Các tác động tiêu cực này vô cùng hạn chế và có thể giảm nhẹ nếu phụ huynh cùng tham gia với trẻ.
(Theo Japan Times)