Những tuyệt chiêu giúp Đức ít người tử vong vì Covid_lịch bóng đá hoàng anh gia lai

Tại Đức,ữngtuyệtchiêugiúpĐứcítngườitửvongvìlịch bóng đá hoàng anh gia lai các bác sĩ được trang bị đồ bảo hộ, lái xe khắp những con phố vắng tanh ở Heidelberg để kiểm tra các bệnh nhân đang ở nhà đã đổ bệnh 5 hoặc 6 ngày. Người Đức gọi họ là taxi corona.

Họ làm xét nghiệm máu, kiểm tra các dấu hiệu khiến sức khỏe bệnh nhân suy giảm nhanh. Họ có thể gợi ý người bệnh nhập viện, dù người đó chỉ có triệu chứng nhẹ. Kết quả là cơ hội sống sót cao, tình hình bệnh nhân được cải thiện rất nhiều khi được điều trị trong bệnh viện.

{keywords}
Ở trung tâm Berlin, Potsdamer Platz gần như vắng tanh hôm 4/4 vì mọi người ở nhà tránh dịch Covid-19. (Ảnh: NY Times)

Giáo sư Hans-Georg Kräusslich, người đứng đầu ngành virus học tại Bệnh viện Đại học ở Heidelberg, một trong những bệnh viện nghiên cứu hàng đầu của Đức, nói: "Điểm bùng phát rơi vào cuối tuần đầu tiên. Nếu phổi của bạn yếu dần thì bạn sẽ bắt đầu suy yếu".

Taxi corona chỉ là một trong những sáng kiến đang được áp dụng ở Heidelberg. Nó cho thấy mức độ tham gia và cam kết về các nguồn lực trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, giúp giải thích một trong những thành công của Đức: tỷ lệ tử vong thấp.

Virus corona chủng mới và dịch bệnh nó gây ra (Covid-19) đã lây nhiễm cho hơn 100.000 người Đức tính đến sáng 6/4, chỉ sau Mỹ, Tây Ban Nha và Italia. Nhưng với 1.584 bệnh nhân xấu số, tỷ lệ tử vong ở Đức vào khoảng 1,4%, thấp hơn nhiều so với 12% ở Italia, khoảng 10% ở Tây Ban Nha, Pháp và Anh, 4% ở Trung Quốc và 2,5% ở Mỹ. Kể cả ở Hàn Quốc, tỷ lệ này cũng cao hơn (1,7%).

Giáo sư Hendrik Streeck - Giám đốc Viện Virus học Bệnh viện Đại học Bonn - cho biết ông đã nhận được nhiều cuộc gọi từ các đồng nghiệp ở Mỹ và nhiều nơi khác nói về thực tế ở Đức. "Tại sao các ông làm được điều khác biệt như vậy? - họ hỏi tôi. Tại sao tỷ lệ tử vong ở nước ông lại thấp đến thế?".

Theo các chuyên gia, có nhiều hơn một câu trả lời cho điều này, nhưng có những khác biệt thực sự trong cách thức nước Đức đối phó với đại dịch.

Tuổi trung bình của những người nhiễm bệnh ở Đức thấp hơn so với nhiều quốc gia khác. Nhiều bệnh nhân đợt đầu nhiễm virus từ các khu trượt tuyết ở Áo và Italia, và họ tương đối trẻ khỏe, theo giáo sư Kräusslich. "Nó bắt đầu như một dịch bệnh của những người trượt tuyết", ông nói.

Khi lây nhiễm lan rộng, nhiều người già hơn mắc bệnh và tỷ lệ tử vong tăng cao. Nhưng tuổi trung bình nhiễm bệnh vẫn tương đối thấp (49). Ở Pháp, tuổi trung bình của người bệnh Covid-19 là 62,5 và ở Italia là 62, theo các báo cáo quốc gia mới nhất.

{keywords}
Xét nghiệm trên đường ở Halle, Đức. Nước này tiến hành nhiều xét nghiệm hơn bất kỳ nước nào ở châu Âu. (Ảnh: NY Times)

Một giải thích khác là Đức tiến hành xét nghiệm cho nhiều người hơn so với hầu hết các nước. Điều này có nghĩa là họ phát hiện nhiều bệnh nhân ít hoặc không có triệu trứng, khiến danh sách nhiễm tăng cao. Theo giáo sư Kräusslich, điều này "tự động làm cho tỷ lệ tử vong trên giấy tờ thấp đi".

Nhưng cũng có nhiều yếu tố y khoa góp phần vào thực tế này, theo các chuyên gia dịch tễ học và virus học, đó là xét nghiệm và điều trị, nhiều giường bệnh chăm sóc tăng cường và một chính phủ tin cậy với các hướng dẫn giãn cách xã hội được tuân thủ rộng rãi.

Xét nghiệm

Hồi giữa tháng 1, khi nhiều người Đức còn chưa bận tâm đến Covid-19, bệnh viện Charité ở Berlin đã xây dựng một bài kiểm tra và đăng công thức lên mạng. Khi Đức ghi nhận ca bệnh đầu tiên hồi tháng 2, các phòng thí nghiệm trên cả nước đã nhanh chóng tạo ra một loạt bộ xét nghiệm.

"Lý do Đức có ít người chết vào lúc này so với số ca nhiễm bệnh, có thể được giải thích chủ yếu bởi thực tế là chúng tôi tiến hành một số lượng lớn các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm", NY Times dẫn lời Tiến sĩ Christian Drosten, nhà virus học ở Charite và là thành viên nhóm sáng chế bộ thử nghiệm đầu tiên.

Các nhân viên y tế - đói tượng có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 thường trực - được làm xét nghiệm định kỳ. 

Cuối tháng 4, các quan chức y tế Đức dự kiến sẽ triển khai một nghiên cứu kháng thể quy mô lớn, xét nghiệm ngẫu nhiên 100.000 người trên toàn quốc mỗi tuần để đánh giá khả năng miễn dịch.

Một chìa khóa đảm bảo xét nghiệm diện rộng là bệnh nhân không phải trả tiền, theo Giáo sư Streeck. Điều này là khác biệt nổi trội so với Mỹ ở những tuần đầu tiên của đại dịch, nhờ dự luật hỗ trợ chống Covid-19 được Quốc hội thông qua hồi tháng 3.

"Một người trẻ tuổi bị ho khan sẽ không muốn đi bác sĩ vì không có bảo hiểm y tế, vì vậy nguy cơ lây nhiễm cho người khác sẽ càng cao", ông Streeck lý giải.

{keywords}
Các nhân viên bệnh viện thường xuyên được làm xét nghiệm virus corona, giúp ngăn chặn dịch bệnh tốt hơn. (Ảnh: NY Times)

Truy dấu hành trình

Vào một ngày cuối tháng 2, Giáo sư Streeck nhận thông tin lần đầu tiên một bệnh nhân ở bệnh viện của ông tại Bonn dương tính với virus corona chủng mới: Một nam thanh niên 22 tuổi không có triệu chứng nhưng trường học nơi anh này làm việc đã yêu cầu anh ta đi xét nghiệm, sau khi biết đối tượng đã tham gia một lễ hội có người dương tính với virus.

Ở hầu hết các nước khác trong đó có Mỹ, xét nghiệm chủ yếu hạn chế ở các bệnh nhân yếu nhất, vì vậy một người có thể bị từ chối làm xét nghiệm. "Xét nghiệm và lần theo dấu bệnh nhân là chiến lược thành công ở Hàn Quốc và chúng tôi đã cố học hỏi", Giáo sư Streeck nói thêm.

Hệ thống chăm sóc khỏe cộng đồng tốt

Trước khi đại dịch Covid-19 càn quét Đức, Bệnh viện Đại học ở Giessen có 173 giường chăm sóc tăng cường được trang bị máy thở. Trong những tuần gần đây, bệnh viện đã trang bị thêm 40 giường như vậy và tăng số nhân viên túc trực.

"Chúng tôi có nhiều năng lực nên có thể tiếp nhận bệnh nhân cả từ Italia, Tây Ban Nha và Pháp", Giáo sư Susanne Herold, giám đốc khoa truyền nhiễm và một chuyên gia về phổi tại bệnh viện cho biết.

Trên toàn nước Đức, các bệnh viện đều mở rộng năng lực chăm sóc tăng cường. Hồi tháng 1, Đức đã có khoảng 28.000 giường chăm sóc tăng cường được trang bị máy thở, đạt tỷ lệ 34 giường trên 100.000 người. Trong khi đó, con số này ở Italia là 12 và ở Hà Lan là 7. Đến nay, Đức có tổng cộng 40.000 giường bệnh thuộc loại này.

{keywords}
Đường phố Munich vắng tanh. (Ảnh: NY Times)

Tin vào Chính phủ

Ngoài xét nghiệm diện rộng và chuẩn bị sẵn sàng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhiều người tin rằng tài năng lãnh đạo của Thủ tướng Angela Merkel cũng là một nguyên nhân khiến số bệnh nhân Covid-19 tử vong ở Đức thấp.

Bà Merkel đã hành động rất rõ ràng, bình tĩnh và thường xuyên suốt cuộc khủng hoảng, khi bà triển khai các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt chưa từng có trên toàn quốc. Các giới hạn này - vốn đóng vai trò then chốt trong ngăn chặn sự lây lan của virus - đã gặp phải rất ít sự phản đối chính trị và được đông đảo người Đức tuân thủ.

Tỷ lệ tín nhiệm dành cho Thủ tướng Merkel tăng cao.

"Có thể sức mạnh lớn nhất của chúng tôi ở Đức là việc ra quyết định phù hợp ở cấp độ cao nhất trong chính phủ kết hợp với niềm tin vào chính phủ trong dân chúng", Giáo sư Kräusslich nhận định.