Thủ tướng trả lời chất vấn trước Quốc hội_bang xh bd tbn
Thủ tướngtrả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội và làm rõ thêm một số vấn đề trongcông tác điều hành của Chính phủ.
Kết thúcphần trả lời chất vấn,ủtướngtrảlờichấtvấntrướcQuốchộbang xh bd tbn Thủ tướng còn 16 câu hỏi của đại biểu Quốc hội:
“Các câuhỏi, chất vấn còn lại tôi sẽ trả lời bằng văn bản và đăng trên website củaChính phủ. Thay mặt chính phủ, tôi xin cảm ơn đồng bào cả nước đã theo dõi vàmong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giám sát của đồng bào, cử tri cả nước”,Thủ tướng nói.
Trả lời câu hỏi của đại biểu ThíchThanh Quyết về Thủy điện Sông Tranh 2 (TĐST2), Thủ tướng cho biết: Tại kỳ họp này, Ủy ban Khoa học vàCông nghệ Môi trường của Quốc hội cũng đã giám sát đối với công trình TĐST vàđã có báo cáo gửi ĐBQH. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Trịnh ĐìnhDũng đã có giải trình về những chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Đến hômnay, các chuyên gia chuyên ngành trong nước, cả hai công ty tư vấn hàng đầu củaNhật Bản, Thụy Sĩ cũng báo cáo khẳng định đập TĐST 2 đảm bảo an toàn. Các cơquan chức năng (Bộ Công Thương, Xây dựng, KH&CN, Hội đồng nghiệm thu Nhànước, Viện Vật lý địa cầu - thuộc Viện KHXH Việt Nam) cũng đều báo cáo TĐST an toàn.Tôi nhận bao cáo nghiêm túc của các đồng chí là như vậy. Để chắc chắn hơn, vớimục tiêu đảm bảo an toàn cao nhất tính mạng của nhân dân thì trước mắt chưatích nước phát điện mùa lũ này. Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Hội đồng nghiệmthu Nhà nước và các Bộ liên quan lập tổ công tác thường xuyên túc trực để theodõi tất cả diễn biến của động đất, kịp thời tính toán phương án báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thờivới các chuyên gia của chúng ta, thuê chuyên gia tư vấn hàng đầu của quốc tế(Nga, Nhật Bản, Ấn Độ) đang có mặt tại hiện trường để theo dõi động đất kíchthích, liên quan tới an toàn của đập. Chúng tôi cũng yêu cầu công bố công khai,thường xuyên, đầy đủ cho nhân dân; nói rõ, hướng dẫn nhân dân ứng phó động đấtkích thích.
Chúng tôicũng đang chi trả, đền bù với những nhà dân bị nứt, hư hại do động đất kíchthích. Còn chính sách bổ sung (ví dụ: như đền bù độc hại), chúng tôi giaonghiên cứu thêm cho phù hợp.
Giao Hộiđồng nghiệm thu Nhà nước chủ trì cùng với các Bộ KHCN, Công Thương…tiếp tục hộithảo để tiếp tục lắng nghe ý kiến của các chuyên gia với tinh thần có tráchnhiệm, để cùng nhau làm sao công trình này vừa đáp ứng công trinh này vừa phátđiện đóng góp vào điện năng đất nước nhưng tiêu chuẩn hàng đầu là bảo đảm antoàn.
“Chính phủsẽ làm hết sức, làm tất cả những gì có thể đạt mục tiêu đã đề ra”, Thủ tướngnhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (LâmĐồng): Trong bàiphát biểu đầu kỳ họp, Thủ tướng đã nhận trách nhiệm về tất cả yếu kém trongquản lý hoạt động các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Điển hình là để xảy raviệc Vinashin, Vinalines làm ăn thua lỗ ảnh hưởng đến nền kinh tế... Cử trihoan nghênh nhưng cho rằng giải pháp khắc phục hậu quả chưa rõ.
Nhiều cửtri cho rằng, cử tri rất bức xúc, Chính phủ rất quyết liệt nhưng mọi việc vẫnnhư cũ.
Xin hỏi, đểkhắc phục các vấn đề trên về kiểm tra giám sát các tập đoàn kinh tế, Thủ tướngcó giải pháp đột phá gì?
Thứ hai,với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan phòng chống tham nhũng nhưng hoạt động hiệu quả chưa cao, Thủ tướng chobiết có khó khăn vướng mắc gì trong công tác phòng chống tham nhũng và đề xuấtgiải pháp gì?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việc đấu tranh phòng chống thamnhũng là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị chúng ta.Thực hiện NQ Trung ương 3 của Đảng thì việc đấu tranh phòng chống tham nhũng đãđạt được những kết quả nhất định nhưng chưa đạt yêu cầu là ngăn chặn, đẩy lùi.
Ban Chỉ đạoTrung ương về phòng chống tham nhũng chúng tôi đã được phân công sơ kết đánhgiá và báo cáo Trung ương. Trung ương cũng đã có kết luận chỉ đạo tiếp tục thựchiện Nghị quyết Trung ương 3, đồng bộ với các nhiệm vụ, giải pháp về việc đấutranh phòng chống tham nhũng sắp tới phải làm.
Trên cơ sởđó, lần này, Chính phủ đã trình với Quốc hội để cho ý kiến sửa luật phòng chốngtham nhũng. Những giải pháp, những khó khăn, vướng mắc, yếu kém trong phòngchống tham nhũng đã được đề nghị sửa đổi, bổ sung những điều cần thiết trongLuật phòng chống tham nhũng, tôi xin không trình bày lại.
Trả lời câu hỏi của đại biểu DươngTrung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hôm khai mạc kỳ họp tôi đã báo cáo với trọng trách đượcĐảng, Nhân dân tin cậy giao phó. Tôi đã nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm củangười đứng đầu về tất cả hạn chế, yếu kém trong tất cả các lĩnh vực, trong đó,có yếu kém trong giám sát, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước.Trên cơ sở đó, chúng tôi trình bày sẽ khắc phục yếu kém của mình để làm tốtchức năng được nhân dân giao phó.
Với tinhthần đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang triển khai thực hiện nhiều giaỉpháp đồng bộ để khắc phục phục hạn chế yếu kém, nâng cao năng lực quản lý,trong đó, tập trung vào các giải pháp: nâng cao năng lực và chất lượng trongxây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế luật pháp.
Thứ hai lànâng cao năng lực dự báo phân tích, đánh giá tình hình và đưa ra cơ chế, phảnứng chính sách kịp thời hiệu quả.
Thứ ba làtập trung nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý trong xây dựng và hoàn thiện cácquy hoạch chiến lược.
Thứ tư làChính phủ tập trung tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, điều hành, tăngcường thanh tra, giám sát để khắc phục yếu kém.
Thứ năm làChính phủ tập trung chỉ đạo hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy của Chính phủ vàbộ máy hành chính các cấp. Bộ máy của chúng ta còn nhiều khiếm khuyết, Chínhphủ hoàn thiện với tinh thần đề cao trách nhiệm, phát huy năng động, sáng tạocủa cấp dưới, đảm bảo lãnh đạo thống nhất của cấp trên, của Trung ương. Thựchiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nghiêm túc lắng nghe ý kiến của chuyêngia, hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện, nâng cao.
Nghiêm túclắng nghe ý kiến của đảng viên, cán bộ nhân dân, chuyên gia trong xây dựng,điều hành, thực thi chính sách. Chú ý tăng cường công khai minh bạch, tăngcường giải đáp, giải trình của người lãnh đạo các cấp.
Hôm nay còn3 ngày nữa là tròn 51 năm tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng. Chịu sự lãnh đạo,quản lý của Đảng, trong 51 năm qua, tôi không xin với Đảng cho tôi làm, đảmnhiệm chức vụ này hay chức vụ khác. Mặt khác, tôi không từ chối, không thoáithác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng và Nhà nước giao phó. Là một cán bộ đảng viêncủa Đảng, tôi đã nghiêm túc báo cáo đầy đủ với Đảng, Bộ Chính trị, Ban Chấphành Trung ương về bản thân mình. Đảng, Bộ Chính trị, BCH Trung ương đã hiểu rõvề tôi, cả về ưu điểm, khuyết điểm, về phẩm chất đạo đức, năng lực, khả năng,cả về sức khỏe, thương tật, nguyện vọng.
Đảng lãnhđạo Nhà nước và toàn xã hội, Đảng tiếp tục phân công tôi ứng cử, làm nhiệm vụThủ tướng Chính phủ và tiếp tục làm Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội đã bỏ phiếubầu tôi làm Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyếtđịnh của Đảng, BCH Trung ương Đảng, Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất. Cảcuộc đời tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng, tôi sẽ không thoái thác, từ chốibất cứ nhiệm vụ nào được Đảng giao phó. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túcthực hiện như những gì tôi đã làm suốt 51 năm qua”.
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương: Qua trả lời của Thống đốc NHNN chothấy, vấn đề tiếp cận vốn của DN rất khó, nan giải. Những DNVVN, ngay cả DNthuộc nhóm A vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Qua phiên thảo luận kinh tế - xã hộiThủ tướng đã biết. Nhưng qua báo cáo giải trình vừa rồi của Thủ tướng thì khôngđề cập vấn đề này. Xin Thủ tướng cho biết, Chính phủ có giải pháp cơ bản nào trướcmắt, lâu dài giúp DN vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất để có thể đóng góptích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Trong nhiềubáo cáo, Chính phủ đã đề ra những vấn đề về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinhtế, tái cơ cấu nền kinh tế, đẩy mạnh CNH-HĐH đổi mới toàn diện đất nước. Trướctình hình kinh tế hiện nay, xin Thủ tướng cho biết giải pháp nào là cơ bảnnhất, đột phá nhất, động lực nào là cơ bản nhất, bao trùm nhất để thực hiệnthành công nhiệm vụ đặt ra. Tôi mong muốn Thủ tướng trả lời nội dung này như làcam kết thực hiện chức trách của mình trong nhiệm kỳ này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trong bối cảnh khủng hoảng tàichính, suy thoái kinh tế toàn cầu tác động nặng nề, tiêu cực nền kinh tế Việt Nam.
Trong bốicảnh khó khăn chung của cả nước, Chính phủ luôn theo sát, thấu hiểu, hết sức lolắng, chia sẻ với DN, cộng đồng DN về những khó khăn, thách thức DN phải đươngđầu. vượt qua.
Chính phủluôn trăn trở tìm mọi biện pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, tạo điều kiện tuận lợicho DN phát triển…
Đây khôngphải chỉ là lợi ích của DN mà cả nền kinh tế, đất nước. Trên tinh thần đó,Chính phủ đề ra nhiều cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp và đã có kết quảnhất định. Nhưng đúng như đại biểu nêu, cộng đồng DN còn đứng trước nhiều khókhăn, thách thức…
Trong báocáo của Thủ tướng Chính phủ trình bày hôm khai mạc Quốc hội và báo cáo giảitrình của tôi cũng đề cập giải pháp có ý nghĩa vừa cấp bách trước mắt, lâu dàiđể tháo gỡ khó khăn cho DN, duy trì sản xuất kinh doanh.
Tôi xin nóikhái quát mấy nhóm giải pháp cơ bản sau :
Chính phủphải tập trung chỉ đạo để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường ổn địnhkinh tế vĩ mô. Kinh tế vĩ mô có nhiều nội dung nhưng chúng tôi đặc biệt quantâm kiềm chế lạm phát, không để lạm phát cao trở lại. Đây là giải pháp cấp báchtrước mắt và lâu dài để giảm bớt khó khăn cho DN, giúp DN vượt qua khó khăn,duy trì sản xuất kinh doanh. Nếu lạm phát cao, lãi suất cao, tỷ giá biến động,gia trị VND suy giảm, chi phí sản xuất kinh doanh của DN cao lên. Có thể nói, đãlạm phát thì hoạt động sản xuất kinh doanh của DN khó khăn, khó duy trì pháttriển được sản xuất. Vì thế, tăng ổn định kinh tế vĩ mô, trước hết là kiềm chếlạm phát, giữ lạm phát không tăng cao.
Thứ hai,duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng hợp lý. Không duy trì được tốc độctăng trưởng chung của nền kinh tế thì DN rất khó khăn. Muốn duy trì tăng trưởnghợp lý thì phải giữ tăng tổng cầu hợp lý (bao gồm tăng dư nợ tín dụng, đầu tưcông, xã hội…) để có cơ sở thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Không duy trì đượctăng trưởng thì rất khó cho DN.
Thứ ba,trong kinh tế vĩ mô, chúng tôi đặc biệt quan tâm từng bước bảo đảm cân đối hợplý các cán cân thanh toán (XNK, vãng lai, tổng thể của nền kinh tế…) trên cơ sởkhuyến khích hàng xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu, vừa đảm bảo cân đối hợp lý cáccán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế.
"Kinhtế vĩ mô có nhiều nội dung nhưng Chính phủ quan tâm đến một số nội dung như vậygiúp DN vượt quan khó khăn", Thủ tướng nói.
Nhóm giảipháp thứ hai cũng là cơ bản là đẩy mạnh TCC nền kinh tế để tạo điều kiện thuậnlợi trước mắt, lâu dài cho DN. Ví dụ, vừa qua chúng ta TCC đầu tư công, TCCDNNN (các tập đoàn kinh tế, TCT NN, NHTM…). Trong khi đó, thực hiện 3 khâu độtphá: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tạo điều kiện tốt hơn cho DN ; đẩymạnh đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao ; đầu tư kết cấuhạ tầng kinh tế - xã hội.
Nhóm giảipháp cơ bản thứ ba, trước mắt và có ý nghĩa lâu dài như đại biểu nêu : CP coiđây là nhiệm vụ trọng tâm, đó là giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu, đóng băng thịtrường bất động sản. đây cũng là những giải pháp vừa trước mắt, vừa cơ bản giúpDN vượt khó khăn.
Nhóm giảipháp tư, Chính phủ đang làm, đã làm nhưng phải làm tích cực hơn là cải cáchhành chính. Trong đó có thể chế về tài chính, thuế, phí, tiếp cận nguồn vốn,đất đai, các thủ tục hoạt động của DNNN (đăng ký kinh doanh và các điều kiệnkhác)… Phải làm tốt hơn để có cơ chế thị trường minh bạch, tạo điều kiện DNhoạt động thuận lợi.
Thủ tướngnhấn mạnh : "Để DN vượt qua khó khăn thì phải thực hiện đồng bộ các nhómgiải pháp, có trọng tâm, trọng điểm trong từng thời gian. Chính phủ hành độngkhông chưa đủ, cộng đồng DN đứng trước khó khăn, từng DN phải cơ cấu lại phươnán sản xuất kinh doanh, để nâng cao hiệu quả sản xuất, vượt qua khó khăn bằngchính nội lực của mình và cùng với cộng đồng DN. Có như thế mới thực hiện đượcmục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ổn định".
10h10: Quốc hội bắt đầu chất vấn trực tiếpThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
9h 15: Mở đầu báo cáo trước Quốc hội, thaymặt Chính phủ, Thủ tướng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội đã cơ bản tán thànhcác báo cáo của Chính phủ và thông qua các Nghị quyết về Kinh tế-xã hội năm2013.
Thủ tướngcho biết: “Tại kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội đã gửi 175 phiếu chất vấn với247 câu hỏi đến Thủ tướng và các thành viên Chính phủ. Trong đó, có 5 phiếu, 11câu hỏi chất vấn Thủ tướng. Thủ tướng Chính phủ đã ủy nhiệm và yêu cầu cácthành viên Chính phủ theo chức năng và nhiệm vụ được giao trả lời bằng văn bảngửi đến các vị đại biểu Quốc hội”.
9h05: Chủtịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tổng kết phần chất vấn của Bộ trưởngBộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
8h45': Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn vàtrả lời chất vấn tại hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời một số vấn đềliên quan tới ngành y tế.
Sau phiênchất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trực tiếp trả lời cáccâu hỏi của đại biểu Quốc hội và làm rõ thêm một số vấn đề trong công tác điềuhành của Chính phủ.
Sau khi 4thành viên Chính phủ trả lời chất vấn trước Quốc hội, như thông lệ, sáng nay(14-11) Thủ tướng sẽ báo cáo làm rõ thêm các vấn đề được đại biểu cùng cử triquan tâm và trả lời chất vấn trực tiếp của các vị đại biểu Quốc hội.
Trước đó,trong hai ngày 12 và 13-11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo kết quảthực hiện Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội tại kỳ họpthứ 2, thứ 3. Bộ trưởng các bộ: Công Thương, Xây dựng, Y tế và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã lần lượt đăngđàn.
Bộ trưởngCông Thương Vũ Huy Hoàng đã được được yêu cầu giải trình là việc giải quyếthàng tồn kho, quản lý thủy điện…
Thống đốcNHNN Nguyễn Văn Bình giải trình các vấn đề về quản lý, tái cơ cấu hệ thống ngânhàng; doanh nghiệp không vay được vốn để sản xuất kinh doanh; tình trạng nợ xấuvà giải pháp căn bản xử lý nợ xấu, quản lý nhà nước về thị trường vàng miếngthời gian qua.
Bộ trưởngXây dựng trả lời về các giải pháp trong việc xử lý tồn đọng bất động sản vàgiải quyết đồng bộ cơ sở hạ tầng tại các khu đô thị mới; vấn đề chất lượng cáccông trình xây dựng, trong đó có các công trình thủy điện gây bức xúc trong dânnhư Thủy điện Sông Tranh 2…
Bộ trưởng Ytế trả lời về trách nhiệm trước những tiêu cực, sai phạm ở một số bệnh viện;việc giáo dục nâng cao y đức; ý thức trách nhiệm nghề nghiệp; việc quản lý tiềnchất; tình trạng nhiều thai phụ, trẻ em dưới 3 tuổi tử vong, nhiều bệnh việncho bệnh nhân xuất viện khi chưa hoàn toàn bình phục; tình trạng nạo phá thai ởtrẻ vị thành niên và hiện tượng mất cân bằng giới tính ở mức cao; tình trạngquản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm yếu kém…
Theo VOV