Khoảnh khắc Nhật Bản phóng vệ tinh do thám vào không gian_ti le nha cai
TheảnhkhắcNhậtBảnphóngvệtinhdothámvàokhôti le nha caio Sputnik, vụ phóng ban đầu dự kiến diễn ra ở Trung tâm vũ trụ Tanegashima, đông nam đảo Tanegashima, phía nam Nhật Bản vào ngày 11/1, nhưng bị hoãn lại do điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Vệ tinh Kogaku-8 thuộc sở hữu của Chính phủ Nhật Bản và sẽ được sử dụng để thu thập thông tin. Cụ thể, vệ tinh sẽ giám sát bề mặt Trái đất từ không gian và thu thập dữ liệu về các cơ sở quân sự, chuyển động và tình hình ở Triều Tiên, đặc biệt liên quan đến chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng. Vệ tinh cũng đồng thời làm nhiệm vụ thu thập thông tin trong trường hợp xảy ra thiên tai.
Chính phủ Nhật Bản đang sử dụng 10 vệ tinh để thu thập thông tin. Nhà chức trách đã tiêu tốn 40 tỷ yên (275 triệu USD) để phát triển Kogaku-8.
Tên lửa đẩy H2A mang vệ tinh Kogaku-8 vào không gian là loại sử dụng nhiên liệu lỏng. Đây là lần phóng thứ 48 của loại tên lửa này. Tokyo dự kiến sẽ loại bỏ dần tên lửa H2A trong năm tài khóa 2024, bắt đầu từ ngày 1/4, sau vụ phóng thứ 50. H2A sẽ được thay thế bằng tên lửa H3 thế hệ tiếp theo, dự kiến bắt đầu làm nhiệm vụ bay vào không gian sau ngày 15/2.
Động thái của Nhật Bản diễn ra sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố sẽ phóng thêm 3 vệ tinh vào năm 2024, sau vụ phóng thành công vệ tinh trinh sát đầu tiên của nước này hồi năm ngoái. Ông Kim quả quyết, Bình Nhưỡng cần có khả năng "phản ứng nhanh chóng với một cuộc khủng hoảng hạt nhân có thể xảy ra".