Mở giai đoạn phát triển mới của VNPT
Ngày 11/9,ễnMạnhHùnglàmviệcvớilãnhđạovàcánbộchủchốtcủtỉ lệ bd Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì buổi làm việc của Bộ TT&TT với HĐTV, Ban Tổng giám đốc cùng các cán bộ chủ chốt của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Cuộc làm việc còn có sự tham dự của 2 thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long, Nguyễn Thanh Lâm cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Mở đầu buổi làm việc, Tổng Giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm đã báo cáo lãnh đạo Bộ về kết quả hoạt động của tập đoàn thời gian qua. Bên cạnh việc cập nhật thông tin về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của tập đoàn trong 8 tháng đầu năm 2024, ông Huỳnh Quang Liêm cũng điểm ra những kết quả nổi bật trong phát triển hạ tầng số, ứng dụng số của VNPT trong hành trình chuyển đổi từ telco – nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thành tập đoàn công nghệ - techco.
Cụ thể, về phát triển hạ tầng số, vùng phủ sóng di động của VNPT đã đạt 99,8%, xóa được 7.500 ‘điểm đen’ của mạng di động; tốc độ truy cập mạng băng rộng đạt 61 Mbps, tăng 43% từ năm 2022 đến nay; đầu tư 7 trung tâm dữ liệu với tổng công suất 18 MW, tăng 277% so với năm 2022... Song song đó, nhiều ứng dụng số do VNPT phát triển như Trung tâm điều hành đô thị thông minh - IOC, cổng dịch vụ công trực tuyến VNPT-iGate, nền tảng an toàn thông tin VNPT Cyber Immunity, hay các nền tảng giáo dục số, nông nghiệp số, cloud... đã và đang được nhiều bộ, ngành, địa phương sử dụng.
Nhấn mạnh đất nước, ngành, Bộ TT&TT không thể tốt lên nếu các doanh nghiệp như VNPT không tốt lên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét: Nền tảng về mạng lưới, con người, tổ chức của VNPT rất tốt; song vẫn cần được đổi mới bằng việc đưa ra những thách thức mới, mục tiêu cao.
Người đứng đầu ngành TT&TT cũng phân tích những thay đổi lớn của ngành hiện nay, đó là thực hiện đổi mới lần 2 - chuyển từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số; là tham gia hiện thực hóa cuộc cách mạng về chuyển đổi số. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch HĐTV Tô Dũng Thái, Tổng Giám đốc Huỳnh Quang Liêm cùng thế hệ hiện tại của VNPT phải mở ra giai đoạn phát triển mới, viết trang mới trong lịch sử của tập đoàn.
Cùng với nhắc nhở phải đặc biệt lưu ý việc thượng tôn pháp luật để có thể phát triển bền vững, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng còn chỉ rõ: Doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài thì phải gắn mình với sứ mệnh quốc gia, dân tộc. VNPT cần xung phong, sẵn sàng nhận những nhiệm vụ lớn quốc gia, chẳng hạn như nhận gánh một phần việc thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn, hay việc dựng lại ngành công nghiệp điện tử nước nhà. “Doanh nghiệp nhà nước cần gắn mình với sứ mệnh quốc gia, thượng tôn pháp luật, nhất là khi mình lớn”, Bộ trưởng nêu yêu cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong rằng, là một doanh nghiệp thuộc ngành TT&TT, VNPT coi Bộ TT&TT như nhà mình để có việc gì khó thì hỏi, kiến nghị với Bộ. Nhắc tập đoàn đừng ngại kêu với Bộ, bởi từ các câu chuyện thực tiễn, ý kiến đề xuất của doanh nghiệp, quản lý nhà nước mới hoàn thiện chính sách, và qua đó cả cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cũng như ngành sẽ tốt hơn lên.
Người đứng đầu ngành TT&TT còn đề nghị VNPT chủ động coi xây dựng thể chế là việc của mình để nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế và có đề xuất lời giải với Việt Nam; đồng thời, nêu yêu cầu tập đoàn có kiến nghị cụ thể để đóng góp các vấn đề như bản quyền thể thao, phương án sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, quy định dùng chung hạ tầng giữa các ngành...
Giao nhiệm vụ lớn quốc gia để doanh nghiệp phát triển
Phần lớn thời gian của buổi làm việc đã diễn ra theo hình thức thảo luận, trao đổi cởi mở, thẳng thắn. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã giải đáp nhiều băn khoăn, thắc mắc của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt VNPT, bao gồm cả những trăn trở về định hướng, không gian phát triển, bài toán quản trị VNPT cũng như các vướng mắc cụ thể mà tập đoàn đang gặp phải.
Đưa ra lời khuyên về hướng phát triển với VNPT cũng như các nhà mạng nói chung, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, việc khai thác các dịch vụ truyền thống của viễn thông đã tới hạn, nhà mạng không có cách nào khác là mở nền tảng của mình ra cho các doanh nghiệp làm dịch vụ tăng thêm sử dụng, phát triển dịch vụ trên đó. Bộ trưởng cũng gợi ý cách làm được các nhà mạng quốc tế áp dụng là có công ty làm đại lý, trung gian giữa nhà mạng với hàng ngàn đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung, đồng thời lưu ý về yêu cầu để hợp tác này thành công là tỷ lệ nhà mạng thu phải dưới 30% doanh thu.
Bàn về không gian tăng trưởng của nhà mạng, bên cạnh những cái mới hoàn toàn để tạo ra không gian phát triển lâu dài, người đứng đầu ngành TT&TT cũng lưu ý, cái mới xung quanh cái cũ là không gian vô cùng lớn, dễ làm, nhanh hơn và cho kết quả ngay. Với VNPT, cái cũ chính là hạ tầng, gồm con người và hạ tầng vật lý. Hiện hạ tầng này mới chỉ được dùng chưa đến 20%, tập đoàn cần mở cho doanh nghiệp khác hợp tác, khai thác 80% nguồn lực còn lại để có gia tăng nguồn thu.
Liên quan câu chuyện sản xuất thiết bị Wi-Fi thế hệ mới được Chủ tịch VNPT Technology nêu ra, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong Khung phát triển hạ tầng số Việt Nam vừa được Bộ TT&TT ban hành, Wi-Fi được coi là hạ tầng, vì thế, hướng làm thiết bị Wi-Fi là hướng đúng và nếu làm tốt thì đây sẽ cơ hội lớn với VNPT. Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ ra tiêu chuẩn, cấp tần số cho Wi-Fi thế hệ mới và quản lý nó như một trạm BTS.
Về triển khai mạng 5G tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phân tích, đầu tư 5G là để giải bài toán của 4G, với giá thành giảm 7 lần và dung lượng lớn hơn gấp 15 lần. Pha 1 của triển khai 5G chính là làm cho chất lượng mạng 4G tốt lên, tạo ra nhiều dịch vụ dữ liệu tốc độ cao theo yêu cầu; sau đó mới tính đến phát triển, đưa ứng dụng mới use-case 5G vào các ngành công nghiệp. Bộ trưởng cũng giao Cục Viễn thông chủ trì nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế để trong năm nay ban bố Sách trắng về 5G.
Nhận định thời gian tới tỷ lệ chi cho chuyển đổi số của khối nhà nước sẽ tăng lên, song Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng lưu ý VNPT muốn trở thành doanh nghiệp xuất sắc về chuyển đổi số, không nên chỉ tập trung vào khối nhà nước mà phải chú trọng cả khu vực tư nhân.
Một điểm mấu chốt của chuyển đổi số là cần làm cho mình trước, sau đó mới triển khai cho đơn vị khác. Tương tự, VNPT cần chuyển đổi AI trong nội bộ tập đoàn trước, từ đó học được nghề chuyển đổi AI và đi cung cấp dịch vụ. Song song đó, VNPT cũng rất nên ra nước ngoài để tạo ra thách thức mới, giỏi lên qua cạnh tranh toàn cầu và tạo ra nguồn nhân lực cho tập đoàn.
Với quan điểm “Doanh nghiệp lớn cần được giao việc lớn”, Bộ TT&TT nhận trách nhiệm đề xuất Chính phủ đặt hàng, giao những nhiệm vụ lớn, bài toán lớn cho VNPT và các doanh nghiệp chủ chốt của ngành; đồng thời, tạo ra cơ chế an toàn để thực hiện.
Bày tỏ sự tri ân với những định hướng, tư vấn của lãnh đạo Bộ TT&TT, Chủ tịch VNPT Tô Dũng Thái chia sẻ: “VNPT lúc nào cũng muốn tổ chức mình tốt lên, hoàn thành những mục tiêu, kỳ vọng của lãnh đạo Bộ. Chúng tôi hứa sẽ cố gắng hết sức để xứng đáng với các thế hệ đi trước”.
Hạ tầng số Việt Nam là không gian hoạt động mới của các nhà mạngBộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh Cục Viễn thông phải thúc đẩy xây dựng hạ tầng số dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, hạ tầng xanh, thông minh, hạ tầng mở và an toàn.