“Sản phẩm lớn tiếp theo đang ở đây”,ấtbạiđauđớncủasiêuđiệnthoạkết quả europa conference league “thế hệ điện toán cá nhân mới”, “nối liền khoảng cách cho thế hệ người dùng smartphone mới”… chỉ là một số khẩu hiệu hoành tráng mỗi lần có điện thoại mới ra mắt. Đôi khi, chúng bán chạy (như trường hợp của iPhone, Galaxy) nhưng phần lớn đều mất hút sau một thời gian ra mắt.
Tình huống càng trở nên tệ hại hơn khi một mẫu điện thoại mất nhiều năm phát triển, ra đời với sứ mệnh thay đổi thế giới lại có kết cục thảm hại. Dù vậy, một điều tích cực là sau nhiều thất bại đau đớn, giới công nghệ ngày càng ít phải chứng kiến cảnh tượng này hơn. Dưới đây là một vài “siêu điện thoại” không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình:
Amazon Fire Phone (2014)
Amazone Fire Phone là “tác phẩm” của nhà sáng lập Jeff Bezos. Mất 3 năm nghiên cứu và phát triển, Fire Phone mang đến ý tưởng về giao diện 3D đầy thú vị nhưng cuối cùng lại trở nên vô dụng, chưa kể giao diện Amazon nặng nề, chức năng Android hạn chế. Điện thoại của Amazon còn dùng cấu hình dưới trung bình nhưng bán với giá cao cấp. Dù sau này đã giảm giá và tích hợp dịch vụ Amazon Prime được ưa chuộng, mọi nỗ lực không giúp được gì cho Fire Phone. Chưa đầy một năm sau khi ra mắt, “điện thoại lửa” bị ngừng sản xuất và là cơn ác mộng mà không công ty nào muốn lặp lại.
HTC First (2013)
Được gọi với cái tên khác là “Facebook phone”, HTC First tích hợp launcher Facebook (một trong các launcher được đánh giá thấp nhất trên Google Play). Một điều kỳ lạ là dù có hơn 1 tỷ người trên thế giới đang lãng phí nhiều tiếng đồng hồ mỗi ngày cho Facebook, ý tưởng của HTC First lại bị công chúng hờ hững và thất bại. Đây chính là bài học mà Facebook cần ghi nhớ trong thời gian dài.
Ubuntu Edge
Dù dự kiến ra mắt năm 2013, Ubuntu Edge chưa bao giờ được nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Thiết bị được quảng cáo là giấc mơ của mọi dân công nghệ với cấu hình hàng đầu (RAM 4GB ở thời điểm 2013), khả năng chuyển đổi giữa hai hệ điều hành Android và Ubuntu cho trải nghiệm hoàn hảo. Mark Shuttleworth, triệu phú đứng sau Ubuntu Linux chính là người chống lưng cho dự án. Tuy nhiên, Ubuntu Edge không thể thu hút nổi một nửa trong mục tiêu 32 triệu USD đặt ra để có thể ra đời. Nó là minh chứng cho thấy ý tưởng tham vọng cũng khó thành hiện thực trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như smartphone.
LG Optimus Vu (2012)
Thi thoảng, các hãng công nghệ luôn cạnh tranh nhau để được gọi là “người đầu tiên”. Samsung đã thành công với Galaxy Note, mẫu phablet đầu tiên. Tuy nhiên, LG dường như không muốn trở thành người đi sau nên quyết định tung ra thiết bị “độc quyền” và “đầu tiên” là Optimus Vu. Là smartphone màn hình lớn, Vu dùng tỉ lệ 4:3 khiến kích thước trở nên ngoại cỡ, không vừa vặn với túi quần của nhiều người và khó dùng bằng một tay. Hệ quả là mẫu điện thoại của LG thất bại trên phần lớn thị trường.
HP Veer (2011)
Palm Pre không thành công như mong đợi và buộc Palm phải bán mình cho HP. Đây chính là thời điểm Jon Rubinstein, Tổng Giám đốc Palm, đưa ra ý tưởng về HP Veer, mẫu điện thoại kinh hoàng đi ngược trào lưu màn hình lớn và chỉ dùng màn hình cỡ 2.6 inch. HP Veer còn được giới thiệu theo cách lạ lùng chưa từng có: trong sự kiện ra mắt HP Palm Pre 3, thay vì tập trung vào “át chủ bài”, HP lại dành nhiều thời gian hơn cho Veer.
Microsoft Kin (2010)